"Trong một bài giảng về "Ca dao tình mẹ" một vị hòa thượng có nói, các nước Phương Tây chỉ có một ngày lễ Cha, một ngày lễ của Mẹ .. Vì họ chỉ lo cho con đến hết 18 tuổi. Người Việt có cả một mùa Vu Lan vì mẹ Việt lo cho con đến hết cuộc đời... Thậm chí mẹ 80 vẫn lo lắng khi con mình 60 tuổi ... Vì sao? Vì các con của họ thiếu những kỹ năng binh thường nhất."
Thời còn trẻ, cô Phan Kim Oanh đã thấm thía bài học ấy. Chồng đi công tác xa nhà, một mình nuôi dạy hai cậu con trai nhưng cô Kim Oanh vẫn luôn quyết tâm ,một lòng bền bỉ dạy con những điều tốt đẹp giản đơn nhất... sao cho con có tính tự lập và đủ 18 là các con sẽ tự lo cuộc sống.
Đến nay cô Kim Oanh đã có hai con trai đã trưởng thành, luôn là người đàn ông mẫu mực như bố, luôn thân thiện như mẹ, luôn yêu thương hiền hậu như ông bà nội ngoại và giờ đây đang là người chồng, là chỗ dựa vững chắc cho hai người phụ nữ của đời họ.
Vợ chồng cô Kim Oanh cùng các con trai, con dâu và cháu nội.
Ngẫm lại về hành trình nuôi dạy con thành người tự lập của mình, cô Kim Oanh đã có những tổng kết vô cùng quý báu cho những bà mẹ trẻ:
- Khi sinh con ra đời, cha mẹ không nên đặt mục tiêu gì khi nuôi dạy: đơn giản nhất là sao cho bé mạnh khỏe và biết tự lập từ khi vài tháng tuổi. Trước đây ở với mẹ chồng nên mình dành làm các công việc nhà, còn bà thì bồng cháu. Cháu không bện hơi mẹ nên bà lúc nào cũng nói "mẹ sợ những đứa cứ khóc ỉ eo đòi mẹ.." và mình đã làm đúng! Tình mẫu tử luôn theo bản năng của con người nên đừng lo con sẽ không yêu khi mẹ ít được ẵm bồng ... Hãy chú ý cho bé được ngủ nghỉ , ăn và bú theo đúng nhu cầu của bé. Đó chính là sự phát triển nhu cầu tự nhiên nhất...
- Trong những tháng đầu, hãy để bé tạo thành phản xạ tự nhiên đúng bản năng con người... Khoa học của các nước tiên tiến là như vậy ...nhất là về ăn dặm. Mình luôn nấu non non khẩu phần và nếm hương vị sao cho bé thích nhất( kể cả món đó không bổ lắm).. Đó mới là cách tạo hưng phấn cho bé thèm ăn, các bạn đừng nghĩ quá về chất... ăn uống là thói quen thổ nhưỡng , phù hợp thì thức ăn sẽ hấp thụ tốt nhất đối với con người.
- Rồi bé qua các thời kỳ biết bò và chuẩn bị muốn đứng: bài học đầu tiên là 6-7 tháng dạy con cách bò, tụt từ trên ghế, giường xuống, Để sau đó cách tụt xuống cầu thang bằng cách quay lưng lại: trẻ có bản năng tự nhiên nên tiếp thu rât sớm. Mình thực hiện với rất nhiều bé. Điều này quan trọng cho các bạn rất nhiều khi không có ai phụ giúp trông con vì đã có khôn ít trường hợp đau lòng khi trẻ không biết một kỹ năng tối thiểu.
- Bài tiếp theo là bạn hãy chủ động cho bé sờ tay vào những vật nóng như vung xoong, nồi cơm, cốc nước... để bé biết tự tránh vì vật đó sẽ nguy hiểm. Bạn đã bao giờ chủ động cho con ngã những chỗ dễ bị ngã chưa? Hãy tự tạo tình huống và bố mẹ sẽ đỡ, cho con biết tránh xa những nơi nguy hiểm đó.
Cháu nội của cô Kim Oanh cũng được bà nội uốn nắn từ nhỏ.
- Dạy con tránh những ổ cắm điện (lúc đó không nhiều thiết bị như bây giờ) bằng cách đưa bé đến gần rồi cấu cho bé thật đau.. Bé tưởng chính nơi đó làm đau nên chủ động không động đến...
- Rồi dạy bé khi ngủ dậy một mình không có ai cũng vẫn bình tĩnh: cha mẹ chủ động trốn con để biết xem nhu cầu cần mẹ khi thức dậy như thế nào? Khi con gần khóc sẽ xuất hiện thật vui vẻ , ấn tượng sao cho lúc khác bé sẽ sẽ thichs thú tìm mình.. Rất hiệu quả ... Các con mình luôn tỉnh giấc không cần ai bên cạnh và khi lớn hơn không có ai vẫn biết cách ra khỏi nơi ngủ an toàn nhất..
- Các cánh cửa là thủ phạm nguy hiểm nhất nên bài học tiếp theo là dạy cách đóng cửa: những nguy hiểm kẹp tay hoặc va chạm vào đầu khi con đi qua cánh cửa cũng rất quan trọng.... Đó là những kỹ năng rất cần khi bố mẹ khôngthể luôn canh chừng được... Hãy tạo tình huống tương tự bạn bị kẹp sẽ đau như thế nào cho bé nhìn thây nhé! Đó chính là kỹ năng sống cần vô cùng cho các con của bạn.
- Bài tiếp theo của mình là bắt đầu dạy cách tự ăn một mình khi bé bắt đầu biết cầm thìa,bưng bát. Bố mẹ sẽ cho con ăn lại, nhưng đừng bao giờ cố bón các món bé không thich hoặc đã vữa nát hoặc nguội ngắt... Hãy lấy từng ít một và cùng ăn với con, tạo sự tranh giành với bé sao cho con cứ tưởng là thật... Rất hiệu quả khi con bắt đầu tập ăn cơm đấy nhé!
Không nên quá chú ý về chất mà làm con không thể ăn được! Các con cháu nhà mình sống thời bao cấp thực phẩm khó khăn mà bây giờ toàn các chàng trai đủ tiêu chuẩn "quốc t " đấy!!!! Cách mình dạy con từ rất sớm là tự ăn : dạy bé cầm thìa cầm đũa sao cho vững tay thì bữa ăn sẽ hào hứng như thế nào?
,-Bé nhà mình không biết "ăn vạ" tí nào vì bé hiểu làm như vậy cũng chẳng ai để ý. Thực ra mình biết nhưng không đáp ứng, không dỗ khi bé đòi hỏi và không bao giờ dỗ dành khi khóc. Cha mẹ hãy tìm cách hướng cho bé tập trung vào vấn đề khác. Bạn đáp ứng là bạn tạo thành phản xạ cho con khi muốn đòi hỏi theo nhu cầu , rất không tốt cho bé lúc này.
- Khi biết bưng, bê, cầm đồ vật, thay vì ôm ấp con bạn tạo những bài học lao động cho bé khỏe bằng cách cho bé mang hộ các vật dụng trong nhà không nguy hiểm (đồ dễ cầm vừa theo sức khỏe của bé và khen ngợi khi bé đến đích.)
- Dạy cách dọn nhà, dọn đồ chơi, dạy cách cất đồ một cách khoa học.... to, bé, ngắn, dài, cao, thấp... con sẽ vô tình được bài học về khéo léo rất hữu hiệu.
- Một vài con thú bông cũng có thể được bố mẹ biến thành những nhân vật đáng yêu và một vở kịch ngắn lấy bé làm tâm điểm tạo cho bé khả năng giao tiếp rất tốt. Đó cũng là cách bạn khơi nguồn cho khả năng diễn xuât sau này cho bé nhà bạn đấy!
- Rồi khi con cầm được bút hãy dạy con vẽ nghệch ngoạc những nét tạo hình đầu tiên, dạy con tưởng tượng những bóng in trên tường, hoặc bóng nắng của hai mẹ con khi mặt trời chiếu sáng, bế con ra trời mưa cho con không sợ tiếng sấm rền, cho con quen với môi trường con phải sống...
-Những bài học về thiên nhiên rất giúp cho trẻ có tâm hồn đẹp và trí tưởng tượng phong phú!
- Sẽ liên tục khơi nguồn về âm thanh khi bé bập bẹ biết nói. Nhà mình ko có thói quen nựng yêu ngọng nghịu với con, hoặc đặt biệt hiệu vô nghĩa. Phản xạ khi đi học của trẻ rất kém khi trẻ có hai tên gọi. Vậy nhưng nay cháu nội lại được đặt tên yêu - các con đùa mình là: dao sắc ko gọt được chuôi. (cười).
- Cha mẹ nên chú trọng về ngữ pháp khi con còn nhỏ: không trả lời thay con khi mọi người hỏi bé... Bé sẽ không biết giao tiếp tốt khi bố mẹ luôn là thông dịch viên cho con.. Mẹ chồng mình cũng hiểu những điều đó nên rất tán thành và giúp mình dạy con một cách khoa học nhất... Hãy dạy con nhắc lại những câu từ hay, phân tích để con hiểu những câu không hay, những từ câu từ không tốt. Bé sẽ thích khi nói ra những gì mà mọi người hiểu được bé... Nếu chưa hiểu bạn cũng đừng thắc mắc, hãy coi như bạn hiểu chứ đừng để bé mất hứng thú khi trao đổi với mọi người.
- Khi sinh con nhiều người hay có ước vọng cao xa về con: mong con sẽ được nhiều cái nhất: điều đó vô tình làm cho con bị ôm đồm về bao nhiêu môn học: nhạc hoạ, hát múa.... làm cho con không còn thời gian mà học những kỹ năng thông thường. Bơi lội mình cho là tối quan trọng, các bạn nên cho con học từ sớm nhất và học một cách bài bản nhất.
- Rồi bài tiếp theo là sang đường an toàn... Không hề thừa khi vô tình bé bị rơi vào tình huống mà không thể xoay sở khi vô tình mắc vào... Rồi dạy cách bình tĩnh khi bị lạc: con sẽ tìm ai khi không may lạc bố mẹ và người thân.
- Một cách nữa mà mọi người hay bỏ qua là nói chuyện cho con biết sớm về thiên tai, các tai nạn khi dùng lửa: bạn nên minh họa và cho con xem khi bạn dùng lửa, đun nấu hoặc hóa vàng mã .. Liệt kê những đồ vật dễ bắt lửa trong nhà. Rất nhiều người không đề cập để khi con thành sinh viên mà vẫn chết vì thiếu hiểu biết những gì sơ đẳng nhất.
- Nên chào tạm biệt con để đi lâu chứ không bao giờ nói dối hoặc trốn, bạn sẽ làm con hoang mang cả buổ, luôn ngóng tìm khi nhớ đến mẹ.. Nhiều bé đi học mà tâm tư vẫn luôn mong ngóng bố mẹ sắp quay lại đón...
- Mình buổi tối chủ động đưa con cùng chơi với bóng tối và cùng bày trò trốn cho các con được đối diện với bóng đêm. Con mình không bao giờ sợ tối và cũng chẳng sợ ma từ khi còn bé. Sau lớn hơn cũng biết tự xử lý các tình huống khi ở nhà.
- Rồi cũng như vậy mà các con đi học đêu hòa nhập rất tốt , rất hòa đồng với bạn bè và cũng thật tích cực tham gia biết bao cuộc thi từ rất nhỏ. Thấm thoát cứ như vậy cho đến khi cấp hai, cấp ba, đại học rồi trường thành, đi làm, lập gia đình...Các con của mình luôn luôn tự lập và không bao giờ phải dựa vào mẹ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet