Cô Zua chụp ảnh cùng con trai Ding Ding vào lễ tốt nghiệp lấy bằng thạc sĩ của anh tại Đại học Bắc Kinh, năm 2015.
Khi cô Zuo Hongyan sinh con trai đầu lòng Ding Ding vào năm 1988, một biến chứng đã xảy ra khiến em bé bị ngộp thở trong một thời gian khá dài, dẫn đến não bộ bị thiếu oxy biến thành chứng bại não. Các bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã khuyên bà mẹ bỏ qua đứa trẻ vì dù có cứu được thì khi lớn lên cậu bé cũng bị khuyết tật về trí não.
Cô Zuo chăm sóc con trai tại nhà.
Ngay cả cha của cậu bé cũng đã đồng ý với bác sĩ và thuyết phục cô Zuo rằng cậu sẽ là gánh nặng cho gia đình suốt cả cuộc đời. Nhưng cô khăng khăng muốn cứu con mình và vì vậy mà hai vợ chồng đã ly dị nhau.
Để kiếm sống và điều trị cho con trai, cô Zuo đã đảm nhiệm công việc làm toàn thời gian tại một trường cao đẳng ở Vũ Hán, ngoài giờ cô còn làm thêm nhiều công việc bán thời gian khác như là làm người dạy nghi lễ và bán bảo hiểm.
Khoảng thời gian rảnh rỗi quý giá có được, Zuo lại đưa con trai đến tham gia các buổi phục hồi chức năng bất kể ngày mưa ngày nắng. Cô học cách xoa bóp cho các cơ bắp bị cứng, một triệu chứng của bệnh bại não, dạy con chơi các trò chơi nâng cao trí thông minh và ra những câu đố cho con giải.
Người mẹ trẻ ngay từ đầu đã quyết tâm dạy con khắc phục khuyết tật bản thân càng nhiều càng tốt. Ví dụ, Ding gặp vấn đề trong việc phối hợp cử động các ngón tay nên rất khó dùng đũa ăn cơm.
Cô Zuo đã kiên trì trong việc giáo dục cũng như làm phục hồi chức năng cho con trai.
Trong khi nhiều người thân cho rằng họ hoàn toàn thông cảm với việc cậu bé không thể dùng đũa trong khi ăn, thì cô Zou lại khăng khăng huấn luyện cho con ăn đũa bằng được. Cô nói, nếu không làm vậy, mỗi lần ăn cơm với người lạ, cậu bé sẽ phải giải thích tại sao mình không thể sử dụng được đũa.
Cô nói: “Tôi không muốn con mình cảm thấy xấu hổ về những vấn đề về thể chất như thế này. Bởi vì con đã bị kém ở nhiều lĩnh vực nên cần phải rất nghiêm khắc để thúc đẩy cháu chăm chỉ hơn, khắc phục khó khăn để đuổi kịp bạn bè xung quanh.”
Công phu không phụ lòng người, cậu bé Ding tàn tật thuở nào đã tốt nghiệp cử nhân Trường Khoa học và Kỹ thuật Môi trường thuộc Đại học Bắc Kinh vào năm 2011, sau đó là học thạc sĩ tại Trường Luật quốc tế của trường này.
Sau 2 năm làm việc, Ding bắt đầu theo học nghiên cứu sinh tại trường Đại học Harvard vào năm ngoái.
Ding Ding, giờ đã 29 tuổi và đang ở Mỹ, cho rằng thành công mà anh có trong các nghiên cứu học thuật, cùng với việc vượt qua được nhiều trở ngại về thể chất của bản thân là nhờ có sự kiên trì và sự tận tụy vô tận của mẹ mình.
Anh kể rằng mình rất nhớ mẹ, bà hiện đang sống tại Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc. Đối với anh, mẹ chính là "cố vấn tinh thần" còn với mẹ, anh là người bạn thân thiết nhất của bà.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet