Nội dung

Hé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quản

Trong rất nhiều các bộ phim Trung Quốc lấy đề tài là cuộc sống của những Hoàng tử, Công chúa (Cách Cách) nhà Thanh, chắc hẳn nhiều người đã rất quen thuộc với hình ảnh các cậu ấm, cô chiêu xinh đẹp, sống và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, quyền uy khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Nhưng ít ai biết được sự thật đằng sau đó liệu có đúng như những gì chúng ta chứng kiến trên phim ảnh hay không? Những bí mật đằng sau cuộc sống viên mãn của các Hoàng tử, Công chúa đó là gì? Là sự nuôi dạy vô cùng khắt khe và khốc liệt ngay từ khi còn nhỏ.

Hé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quảnHé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quản

Trên phim ảnh, các nàng công chúa thời nhà Thanh đều là những thiếu nữ xinh đẹp như hoa, tính cách vô tư và rạng rỡ. (Ảnh: Internet)

Không được ở gần và nương tựa vào cha mẹ

Hoàng tử đã vậy nhưng việc đối xử với các công chúa còn tệ hơn, trung bình  mỗi năm chỉ được gặp mẹ đẻ 1 lần.

Theo quy định của nhà Thanh, khi một Hoàng tử chào đời, ngay lập tức sẽ có một đội ngũ tùy tùng gồm 40 người để phục vụ, riêng vú nuôi và ma ma có 8 người, những người còn lại phục vụ giặt giũ, cơm nước cho Hoàng tử bé.

Sau khi chào đời, Hoàng tử sẽ được đội ngũ này chăm sóc, không ở cùng với mẹ đẻ và mỗi năm chỉ được gặp mẹ đẻ vài lần theo quy định. Điều này khiến cho mẹ con xa cách nhau và tình cảm không được sâu sắc.

Việc không để cho các Hoàng tử gặp mẹ đẻ đã được cố ý sắp đặt với mục đích để tránh việc hậu cung can thiệp vào chính sự sau này và để tránh việc những hoàng thân quốc thích có cơ hội thao túng, lũng đoạn triều chính. 

Hé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quản

Hôn nhân sắp đặt

Hôn nhân của những Công chúa nhà Thanh đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Mặc dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng Công chúa phải gánh trên vai những sứ mệnh cao cả như bị gả đến những nước láng giềng xa xôi hẻo lánh, những bộ tộc vùng biên hoặc gả cho những vương công trọng thần.

Theo ghi chép của lịch sử, độ tuổi kết hôn của các Công chúa đời Thanh, 10 đến 13 tuổi có 18 người; 14 đến 18 tuổi có 21 người; trên 19 tuổi chỉ có 6 người, trong đó có 2 người bị bệnh và chết trước khi kết hôn. Công chúa kết hôn trẻ nhất đó là con gái lớn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, kết hôn khi mới 10 tuổi.

Hé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quản

Hiển Dư Cách Cách ngày còn nhỏ.

Phải ở riêng sau khi kết hôn

Theo quy định của Hoàng tộc, sau khi kết hôn Công chúa sẽ được Hoàng thượng xây dựng điện phủ nguy nga tráng lệ và dọn đến sống ở đó, thế nhưng không được ở cùng với anh, chị, em của phò mã. Phò mã phải sống ở một khu riêng, nếu không được tuyên gọi thì cũng không được gặp Công chúa.

Công chúa không có quyền được quyết định việc gặp phò mã, người nắm quyền lực này không ai khác chính là những “ma ma tổng quản” đã đi theo để dạy dỗ và nuôi nấng công chúa từ khi sinh ra.

Chính vì chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và ít được gặp phò mã nên các Công chúa nhà Thanh đa phần đều không có con, nếu có cũng chỉ là con của phò mã và những thê thiếp. 

Công chúa nhà Thanh 10 người thì sẽ có đến 9 người chết vì bệnh tương tư. Nếu Công chúa chết trước phò mã thì phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và những đồ đạc, tài sản trong nhà sẽ bị sung công.

Vợ chồng muốn gặp nhau phải hối lộ ma ma tổng quản

Theo ghi chép của lịch sử, 7 triều đại Hoàng đế sau đời Thuận Trị tổng cộng có 31 Công chúa trong đó: 24 người mất trước 50 tuổi chiếm 77%, 2 người mất khi chưa đầy 20 tuổi; 20 đến 29 tuổi có 13 người; 30 đến 39 tuổi có 4 người còn lại 5 người mất khi chưa được 50 tuổi.

Hé lộ chuyện dạy dỗ hoàng tử cách cách nhà thanh đầy khắc nghiệt của các ma ma tổng quản

Ái Tân Giác La Hiển Dư ra đi khi mới 41 tuổi

Về lý mà nói, được sinh ra trong Hoàng tộc, sống trong cuộc sống đầy đủ, gấm vóc lụa là thì tuổi thọ không thể thấp như vậy được, vậy nguyên nhân là từ đâu? Những Công chúa nhà Thanh sau khi xuất giá không được sống cùng phò mã.

Thậm chí khi Công chúa muốn gần gũi với chồng thì phải xin phép ma ma tổng quản, vì thế mà các ma ma tổng quản lại càng được thể lấn át, hai vợ chồng muốn gần gũi nhau phải hối lộ ma ma tổng quản, thực sự rất đáng thương. Nếu như số lần gần gũi nhiều thì Công chúa lại bị ma ma tổng quản chế nhạo là con gái không biết giữ mình. 

Công chúa nhà Thanh đều lớn lên trong sự giám sát nghiêm khắc của ma ma tổng quản vì thế đa phần họ đều yếu đuối, mỏng manh dễ vỡ và nghe theo lời của ma ma tổng quản. Nếu có cơ hội gặp được mẹ đẻ thì cũng không dám chia sẻ vì vậy mà đa số các Công chúa sinh ra trong vinh hoa nhung lụa nhưng chết đi trong cô độc và tủi hờn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm