Nội dung

Việc tranh luận có nên bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh hay không luôn là một chủ đề thu hút chị em. Nhiều người cực kỳ “dị ứng” với ý tưởng xỏ khuyên tai cho trẻ. Một số lại cho rằng bé sơ sinh đeo khuyên tai rất đáng yêu.

Không những bấm lỗ tai khi trẻ mới 2-3 ngày tuổi giúp con không nhớ gì về cảm giác đau đớn mà còn giúp giải quyết vấn đề xác định giới tính ở các bé gái. Nhất là khi nhiều người lớn dường như không thể phân biệt được bé sơ sinh là bé trai hay bé gái.

 Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh mẹ nhận hậu quả khó lường

Tuy nhiên, những gia đình đang có ý định bấm lỗ tai cho bé sơ sinh sẽ phải giật mình với những mối nguy khó lường này:

Nguy cơ hóc nghẹn khi trẻ nuốt bông tai

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích cha mẹ bấm lỗ tai cho trẻ khi còn quá nhỏ bởi những nguy cơ hóc nghẹn. Nếu cha mẹ muốn xỏ khuyên cho bé, nên chọn những loại bông tai chắc chắn, không rơi dễ dàng bởi những chi tiết nhỏ như khuyên tai – hoặc có thể rơi vào tai bé, hoặc có thể rơi ra ngoài và bé sẽ nuốt phải.

Nhiễm trùng

 Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh mẹ nhận hậu quả khó lường

Nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai là vấn đề phổ biến nhất mà trẻ hay mắc phải. Theo tiến sĩ Julia Tzu, bác sĩ da liễu đại học New York và người sáng lập trung tâm Wall Street Dermatology ở thành phố New York thì các dụng cụ bấm lỗ tai thường được mua với giá rẻ và đôi lúc là không rõ nguồn gốc. Thùy tai của bé có thể có thể nhiễm trùng, lây lan bệnh tật nếu các dụng cụ này không được khử trùng đúng cách

Dị ứng kim loại

Đôi khi, phản ứng của cơ thể trẻ với một kim loại nào đó có trong bông tai có thể gây ra sự khó chịu, nổi mẩn, ngứa ngáy cho bé. Niken thường là thủ phạm phổ biến nhất của các phản ứng dị ứng khuyên tai ở trẻ sơ sinh. Vì lý do này, cha mẹ cần thật cẩn thận trong việc lựa chọn chất liệu bông tai cho bé.

Hình thành sẹo lồi

 Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh mẹ nhận hậu quả khó lường

Sau khi tai bị xuyên thủng, cơ thể trẻ sẽ có phản xạ cố gắng hàn gắn vùng tổn thương bằng cách tăng sinh mô sợi. Mẹ có thể nhận thấy bé bị đỏ hoặc sưng gần lỗ bấm. Sẹo lồi xảy ra khi cơ thể trẻ tăng sinh mất kiểm soát.

Rách thùy tai 

Khi trẻ nhỏ đeo những loại bông tai dài, lủng lắng, bé có nguy cơ cao bị rách thùy tai trong khi vui chơi, vận động. Bông tai có thể bị kẹt và khiến bé đau đớn.

Lời khuyên cho cha mẹ là khi có ý định bấm lỗ tai cho bé:

 Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh mẹ nhận hậu quả khó lường

- Chỉ nên cho bé đeo những kiểu bông tai nụ, ngắn.

- Cố gắng chờ đợi ít nhất 2 tuần sau khi trẻ được chích ngừa mũi uốn ván đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm hệ miễn dịch của bé đủ mạnh để xử lý những tình huống nhiễm trùng nhẹ có thể xảy ra.

- Ít nhất hai lần một ngày, nhẹ nhàng xoay bông tai và làm sạch mặt trước và mặt sau của thùy tai của bé với thuốc mỡ kháng sinh.

-  Không tháo bông tai sau ít nhất sáu tuần. 

-  Nếu các khu vực xung quanh vị trí xỏ khuyên tai chuyển màu đỏ hoặc xuất hiện mủ, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Ham bấm lỗ tai cho bé sơ sinh mẹ nhận hậu quả khó lường

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm