Nội dung

Theo ghi nhận của PV, tại Khoa Tiêu hóa - bệnh viện Nhi Trung ương, Xanh-Pôn, bệnh nhi đến khám các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày… có dấu hiệu gia tăng.

Tại bệnh viện Nhi Trung ương, chị Nguyễn Thúy Linh (32 tuổi, Hà Nội) cho biết, cách đây một năm, thấy cô con gái 5 tuổi hay kêu đau bụng, chị nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa nên không đưa đi khám ngay mà chỉ mua men tiêu hóa về cho uống. Thế nhưng, uống men tiêu hóa gần một tuần, bé vẫn không đỡ nên chị mới đưa con đi khám và được bác sĩ xác định là viêm loét dạ dày.

Vài ngày trước, thấy con có triệu chứng đau lại, đặc biệt là hay đau theo cơn lúc ngồi học, chị Linh đưa con đi khám. Các bác sĩ cho hay, vì quá căng thẳng trong học tập khiến dịch vị dạ dày co bóp nên bé có những cơn đau bụng như vậy. “May mà tôi cho cháu đi khám kịp thời, các bác sĩ kê thuốc điều trị 5 ngày và hẹn hết thuốc khám lại để có hướng tư vấn tránh bệnh tái phát”.

 Giật mình một nguyên nhân khiến trẻ bị dạ dày mà không ai ngờ

Trẻ nhỏ giờ cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày. (Ảnh Người lao động)

Cùng chung tâm trạng lo lắng với chị Linh, chị Nguyễn Vân (Xuân Đỉnh, Hà Nội) đang thấp thỏm lo lắng vì tình trạng bệnh của con. Chị Vân cho hay: “Con gái tôi vừa vào lớp 1, từ khi làm quen với bài vở cũng là lúc cháu hay bị đau bụng. Cháu hay đau về đêm, đau đến mất ngủ, thỉnh thoảng buồn nôn. Đêm thì đau bụng, mất ngủ nên buổi sáng con rất mệt mỏi, học tập giảm sút. Thấy con thường xuyên đau bụng, tôi đã đưa con đến viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày”.

Điều khiến chị Vân hoang mang là các bác sĩ “bắt bệnh”, nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày là do con chị bị áp lực học tập quá căng thẳng. Khi các bác sĩ thăm khám, chị Vân cũng thừa nhận, ngoài học ở trường, bé còn tham gia học thêm và đi học tiếng Anh ở trung tâm vào thứ 7, Chủ nhật.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, một bác sĩ Khoa Tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, có triệu chứng liên quan đến dạ dày do áp lực học tập.

Cũng theo vị này, có bệnh nhi đến bệnh viện thăm khám được chẩn đoán đau dạ dày dù không có dấu hiệu đặc trưng, không bị ợ chua và cũng không phải do vi khuẩn HP. “Nhiều lúc bé đang chơi vui vẻ lại kêu đau bụng nên người nhà chỉ nghĩ con bị đau bụng bình thường, có khi do chưa tẩy giun nên chủ quan không đưa con đi khám. Tuy nhiên, sau khi đến viện thăm khám, người mẹ mới tin con bị bệnh”, vị bác sĩ này nhấn mạnh.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ở trẻ em, cơn đau thường diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị như người lớn nên cha mẹ thường không nghĩ tới việc con mình đau dạ dày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng vì ngày càng có nhiều trẻ ở lứa tuổi tiểu học phải đi khám và được phát hiện bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Một phần nguyên nhân do áp lực từ học tập, ăn uống không điều độ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lứa tuổi mắc bệnh dạ dày thường gặp nhất từ 5-10 tuổi. Nhiều trẻ còn chưa biết mô tả cơn đau, đôi khi kể vị trí đau sai nên cha mẹ nhầm với các cơn đau do giun, rối loạn tiêu hóa. Khi thấy con không bớt đau mới đưa đi khám.

TS.BS.Trần Thị Hiền- Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa - bệnh viện Nhi trung ương cho hay, theo thống kê, những năm gần đây số lượng bệnh nhi đến nội soi ở Khoa gia tăng rõ rệt, đặc biệt 76% ở độ tuổi từ 4-9. Đây là các em ở năm cuối của mẫu giáo và những đầu của tiểu học. “Bị bệnh dạ dày, nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị”, bác sĩ Hiền cảnh báo.

Theo bác sĩ Hiền, viện Nhi Trung ương cũng đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa áp lực học hành và bệnh tiêu hóa ở trẻ. Ở trong nước và trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, áp lực học hành gia tăng tỷ lệ đau bụng ở trẻ nhỏ trên nền nhiễm HP (một loại vi khuẩn trong dạ dày) hoặc là có thể khởi động đau dạ dày ở trẻ.

Giật mình một nguyên nhân khiến trẻ bị dạ dày mà không ai ngờ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm