Theo các bác sĩ, trẻ em cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để vừa giúp cơ thể có đủ dưỡng chất phát triển, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Và sữa là một loại thức uống cần thiết để bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung sữa không đúng cách, không đúng số lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em.
Tiểu Chi năm nay 6 tuổi đang học lớp 1 tại một trường tiểu học ở Trung Quốc. So với các bạn, Tiểu Chi thuộc vào hàng thấp bé, bởi cô bé rất kén ăn và ăn rất ít mỗi bữa. Vì vậy, mẹ của bé gái đều chuẩn bị cho con một ly sữa uống trước khi đi học.
Khai giảng được vài tháng, cô giáo chủ nhiệm của Tiểu Chi phàn nàn với mẹ rằng dường như bé bị táo bón hay sao mà mỗi lần xin phép cô đi vệ sinh thì sẽ đi rất lâu. Hơn nữa, bà mẹ này cũng phát hiện ra gần đây bụng của con luôn chướng lên, giống như khó đi tiêu nên bị tích tụ “chất thải” lại. Do đó, cô đã ra hiệu thuốc mua thuốc tiêu hóa về cho con uống.
Tiểu Chi thường xuyên bị táo bón, chướng bụng. Dù đã được mẹ cho uống thuốc tiêu hóa vẫn không cải thiện, thậm chí cô bé còn bị đau bụng liên tục (Ảnh minh họa)
Thế nhưng một tuần sau, tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí, Tiểu Chi còn bị đau bụng vì khó chịu. Sợ hãi, mẹ của bé tức tốc đưa con vào bệnh viện. Tại đây, bác sĩ Chu - Giám đốc khoa nhi, đã nghiêm túc nói rằng Tiểu Chi bị chứng rối loạn lá lách và dạ dày khá nghiêm trọng. Hai bộ phận này đang có dấu hiệu lão hóa sớm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến cô bé ăn uống khó tiêu nên bị táo bón nặng.
Mẹ Tiểu Chi cực kỳ kinh ngạc khi nghe kết quả, cô liền thắc mắc với bác sĩ: “Làm thế nào mà một đứa trẻ ăn uống bình thường, sức khỏe tốt mà lá lách và dạ dày lại bị lão hóa?”. Bác sĩ Chu hỏi thăm vài câu về các món ăn của bệnh nhi, xong liền tức giận mắng: “Thật là tham lam!” khiến mẹ Tiểu Chi "chết sững" tại chỗ.
Hóa ra, mẹ của Tiểu Chi làm việc trong một siêu thị. Cứ khi nào có những thùng sữa tươi sắp hết hạn sẽ được siêu thị bán giảm giá mạnh là chị sẽ mua ngay về cho con gái. Sau đó, cứ mỗi một buổi sáng, Tiểu Chi sẽ được uống một hộp trước khi đi học. “Nhiều khi sữa hết hạn một vài ngày nhưng vẫn còn thơm ngon nên tôi vẫn cố ép Tiểu Chi uống. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy. Ai ngờ… Con tôi bị bệnh là do tôi gây ra”, mẹ Tiểu Chi khóc nghẹn nói.
Mẹ Tiểu Chi khóc ngất khi biết nguyên nhân gây bệnh của con xuất phát từ những hộp sữa sắp hết hạn mà cô đã mua (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Chu chia sẻ thêm rằng sữa hết hay gần hết hạn sử dụng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như aflatoxin. Nếu như những vi khuẩn này đi vào lá lách và dạ dày của trẻ sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, dẫn đến việc bé bị mắc chứng tích tụ thức ăn. Về lâu dài, lá lách và dạ dày của bệnh nhi sẽ bị lão hóa.
Vì thế, các cha mẹ cần phải hết sức chú ý đến thời hạn sử dụng của thực phẩm và hãy cố gắng cho trẻ ăn thức ăn tươi hơn là đồ đồng lạnh hay được chế biến sẵn. Đặc biệt, hạn chế tối đa cho con ăn thức ăn cay, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt,… bởi các thực phẩm này sẽ khiến cho tỳ vị và dạ dày của trẻ thêm gánh nặng. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi thấy con có một số dấu hiệu bất thường như: thường xuyên bị ốm vặt, trong miệng có mùi hôi, lưỡi đóng rêu trắng, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón, nước da xanh xao, người bơ phờ mệt mỏi, ăn uống kém, biếng ăn,… thì cần đưa con đi khám ngay vì có thể trẻ đang bị mắc chứng tích tụ trong ăn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet