Những loại rau có hàm lượng Nitrat cao
Cần tây, cà rốt, củ cải hay rau bina (cải bó xôi) và đặc biệt là củ cải là những loại rau có hàm lượng nitrat cao của tự nhiên. Thực tế, hàm lượng nitrat từ rau là dưỡng chất thiết yếu cho sự vận động hàng ngày của cơ thể, nhất là trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ nitrat thành dưỡng chất nuôi cơ thể sẽ trở nên độc hại nếu đồ ăn bị đun đi đun lại nhiều lần. Bởi vậy, cách tốt nhất để ăn cần tây, cà rốt, rau bina và củ cải đường là sử dụng chúng tươi nguyên trong ngày.
Thực phẩm giàu protein
Trứng, thịt gà, và thậm chí cả nấm là những loại thực phẩm giàu protein. Thông thường thành phần protein trong thịt gà cao hơn trong những loại thịt đỏ nhưng nó sẽ biến đổi theo chiều hướng xấu đi khi đồ ăn được làm nóng lại sau khi đã nấu chín và để nguội.
Tốt nhất, chỉ nên nấu những loại thực phẩm này một cách vừa đủ để bé ăn trong ngày. Trứng và nấm là thực phẩm đặc biệt dễ bị vi sinh vật xâm nhập nên không bao giờ hâm nóng chúng lại dưới bất kì hình thức nào.
Gạo
Cơm khi được lưu trữ trong tủ lạnh không đúng cách có thể có nguy cơ phát sinh các bào tử vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng, nhất là khi bạn để nguội cơm sau khi nấu chín. Nếu bạn hâm nóng cơm lại, hãy chắc chắn rằng nó đã được bảo quản cẩn thận, bọc kín và lưu trữ đúng cách. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn cơm đã để nguội lâu, hãy cho bé ăn cơm nóng hổi mới nấu.
Khoai tây
Khoai tây nấu chín chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B6, kali, và thậm chí cả vitamin C. Nhưng nếu nấu chín khoai mà để nguội bên ngoài quá lâu thì bạn có thể khiến khoai tây mất đi giá trị dinh dưỡng của nó. Do đó, sau khi khoai tây đã được chế biến, hãy nhanh chóng cho chúng vào tủ lạnh nếu bạn chưa dùng đến. Ngoài ra, trẻ em chỉ nên được ăn những món làm từ khoai tây được chế biến trong ngày.
Dầu
Một số loại dầu ăn có khả năng chịu nhiệt thấp, chúng thậm chí có thể biến đổi thành chất gây ung thư ngay cả trong lần đầu tiên nấu, như: dầu hat dẻ, dầu hạt lanh, dầu oliu... Khi bạn làm nóng lại các món ăn chứa những loại dầu này, dù mới chỉ lần thứ hai, chúng cũng sẽ trở nên có hại cho hệ tiêu hóa trẻ nhỏ. Vậy nên, không bao giờ sử dụng những loại dầu này cho bánh nướng hoặc nấu ăn. Thay vào đó, sử dụng chúng bằng cách cho thêm vào các món salad, vào cháo cho bé sau khi đã nấu chín.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet