Nội dung

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM khái quát một số đặc điểm vận động, tư duy của trẻ trong gia đoạn từ 1 đến 3 tuổi như sau:

Hành động thiết lập các mối tương quan:

Khi tiếp xúc với đồ vật, trẻ thường đưa 2 hoặc nhiều đồ chơi (hay các bộ phận của chúng) vào mối tương quan nhất định trong không gian. Ví dụ hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, lắp ráp đồ chơi, tháo lắp các bộ phận của vật...

Ở lứa tuổi nhà trẻ, khi chơi trẻ phải tính đến những thuộc tính của đồ chơi, biết lựa chọn đồ vật theo hình dáng, kích thước, biết sắp đặt chúng theo một trật tự nhất định. Trong thời kỳ đầu, trẻ chưa tạo ra được kết quả đúng như mong đợi, nên thường sắp xếp không đúng trật tự yêu cầu.

Dạy trẻ tư duy qua trò chơi
Trò chơi xếp hình giúp trẻ phát triển tư duy về không gian. Ảnh: Thi Ngoan.

Khi chơi cùng trẻ, người lớn nên giúp đỡ các bé sử dụng đồ chơi có hiệu quả bằng cách:

- Người lớn làm mẫu trước mắt trẻ nhiều lần để bé ghi nhớ vị trí của các đối tượng trong tương quan nhất định.

- Cho trẻ làm theo và lưu ý sửa các chỗ sai, sau đó để bé làm thử.

- Dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đồ vật thích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động tương quan cho đúng. Chỉ bằng cách này mới giúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng.

- Nhờ hành động thiết lập mối tương quan như vậy, các chức năng tâm lý của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy mới phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành động.

Hành động công cụ của trẻ:

Là hành động mà trong đó một đồ vật được sử dụng như một công cụ để tác động lên một đồ vật khác. Trong đó công cụ đóng vai trò là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vật cần tác động tới, chẳng hạn: Dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau…

Quá trình lĩnh hội hành động với công cụ qua từng giai đoạn phát triển của trẻ:

- Lúc đầu, trẻ dùng công cụ với mục đích "kéo dài" bàn tay của mình như nắm lấy thìa, đưa gần vào bát, xúc cơm rồi đưa thẳng lên miệng. Lúc này sự chú ý của bé không hướng vào công cụ (thìa) mà hướng vào đối tượng (cơm). Tuy nhiên thời gian đầu, hành động ấy không thành công (cơm rơi vãi hết, trẻ chỉ đưa được thìa không lên miệng).

- Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ mới chú ý đến quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (giữa thìa và cơm). Lúc này trẻ làm đi làm lại nhiều lần mới đạt kết quả là đưa cơm vào miệng được.

- Cuối cùng, khi bàn tay đã thích nghi với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ: Trẻ dùng công cụ để tác động lên một vật nào đó để thực hiện mục đích của mình.

Ý nghĩa của việc sử dụng đồ vật đối với sự phát triển tâm lý của trẻ:

- Làm phong phú kinh nghiệm nhận thức cảm tính của bé (cảm giác, tri giác).

- Phát triển khả năng khái quát hóa. Qua quá trình này, trẻ lĩnh hội và áp dụng được các nguyên tắc sử dụng công cụ.

- Thay đổi tính chất định hướng trong tình huống mới, trẻ bắt đầu quan tâm đến chức năng và phương hướng hành động đối với vật. Chẳng hạn khi gặp một vật mới, trẻ luôn cố gắng tìm hiểu “Vật này dùng để làm gì?”, “Có thể sử dụng nó như thế nào?”...

- Làm tích cực hóa ngôn ngữ: Trong quá trình chơi cùng đồ vật, trẻ luôn cố gắng dùng ngôn ngữ để lý giải và gọi tên, miêu tả chúng.

- Hình thành tính độc lập nơi trẻ.

- Lĩnh hội các quy tắc, đồng thời trẻ có kinh nghiệm về hành vi sử dụng các đồ vật.

- Tạo điều kiện cho việc hình thành những dạng hoạt động mới: Trò chơi và các hoạt động sáng tạo như vẽ, nặn, xây dựng...

Nắm được những đặc điểm trên, trong quá trình chăm sóc trẻ, người lớn cần lưu ý:

- Hãy cho bé tiếp xúc với nhiều công cụ, đồ dùng trong cuộc sống. Càng tiếp cận đa dạng các đồ vật, trẻ càng lĩnh hội được nhiều giá trị chuẩn mực và kinh nghiệm.

- Cha mẹ không nên làm thay trẻ (ví dụ đi dép hộ, xúc cơm hộ…), mà thay vào đó cần kiên trì và sớm tập cho trẻ làm quen những hành động với công cụ.

- Nên tham gia cùng trẻ trong quá trình hoạt động. Sự tương tác người - đồ vật - người giúp trẻ không chỉ hiểu được công dụng của đồ vật mà còn bộc lộ, hình thành những cảm xúc, những nét tính cách tích cực của trẻ với người khác.

Thi Ngoan

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bé 10 tháng có cần ăn sữa ngoài

Bé nhà em được gần 10 tháng, nặng 8 kg, đã mọc được 6 răng, đi 1-2 bước. Bé  đã ăn cháo ngày 4 bát con chia làm 4 lần, sáng 2 bát chiều 2 bát, ăn thêm sữa chua, chưa ăn phô mai và váng sữa. 

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm