Tỏi không những là một loại gia vị thông thường mà còn là một thảo dược có tác dụng chữa bệnh. Trong tỏi có chứa một số chất dinh dưỡng như Vitamin B, B6, mangan, selen, kali và sắt vừa làm tăng hương vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Một số mẹ cho rằng tỏi có hương vị khá mạnh và nồng không phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe nhi, tỏi hoàn toàn an toàn và nên được thêm vào thức ăn dặm cho bé. Đặc biệt, tỏi nằm trong số những thực phẩn nên cho bé ăn vào ngày lạnh.
Một số lợi ích sức khỏe khi cho bé dùng thức ăn dặm có chứa tỏi:
Trị cảm ho và cảm lạnh
Thêm một chút tỏi vào thức ăn dặm cho bé thường xuyên còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường vào ngày lạnh như cảm cúm, cảm lạnh.
Trị tiêu chảy
Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, giải quyết một số vấn đề đường ruột như viêm ruột, tiêu chảy hoặc kiết lỵ.
Điều trị chữa nhiễm trùng mắt
Chất quercetin, vitamin C và selen có trong tỏi khá hữu ích trong việc điều trị nhiễm trùng mắt và giảm sưng mắt ở trẻ em. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trị nhiễm trùng mắt cho trẻ.
Nên thêm tỏi vào thức ăn dặm để bảo vệ sức khỏe cho con. Ảnh minh họa
Thúc đẩy hệ tiêu hóa
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa khá yêu kém nên thường gặp phải tình trạng dị ứng hoặc viêm ống dạ dày. Tuy nhiên, nếu được cung cấp một lượng tỏi nhất định và thường xuyên, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa của trẻ sẽ giảm thiểu đáng kể.
Điều trị chứng rối loạn hô hấp
Mỗi khi trẻ bị cảm lạnh thường liên quan đến vấn đề hô hấp như viêm phổi, hen suyễn… Món súp tỏi có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và bài trừ các độc tố ra khỏi đường hô hấp. Ngoài ra, đặc tính khử trùng và chống co thắt của tỏi còn giúp bảo vệ bé trước nhiểu bệnh khác.
Tuy nhiên, khi cho trẻ nhỏ dùng tỏi mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Độ tuổi trẻ được dùng tỏi: Các bé từ 10 tháng tuổi trở đi, hoặc trên 12 tháng tuổi (nếu sức khỏe yếu) có thể bắt đầu dùng tỏi được.
Dùng với liều lượng vừa phải: Dùng tỏi với liều lượng lớn hoặc thoa nước cốt tỏi trực tiếp lên da có thể gây hại cho trẻ.
Tỏi được dùng cho trẻ nên băm nhuyễn để tận dụng tối đa lợi ích. Ảnh minh họa
Nấu chín: Tuyệt đối không cho trẻ dùng tỏi khi chưa được nấu chín. Khi nấu, mẹ nên băm nhuyễn để sản sinh nhiều chất allicin và nấu chín vừa phải.
Chọn tỏi: Phải là tỏi tươi, không được mọc mầm, không ẩm ướt
Cẩn thận dị ứng: Trong một số trường hợp hiếm xảy ra, tỏi được nhận diện có thể gây dị ứng. Vì thế cần có khoảng thời gian cho trẻ ăn thử nghiệm để theo dõi các triệu chứng xấu có thể xảy ra rồi mới cho trẻ ăn những bữa thức ăn có tỏi tiếp theo. Nếu có bất kì biểu hiện lạ nào thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm ra giải pháp cho bé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet