Nội dung

Tôi đã từng đọc được ở đâu đó rằng “một đứa trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc là khi nó có được 2 thứ: một bữa ăn ngon và một cuốn sách hay để đọc”. Tôi rất tâm đắc với câu nói này. Không cần dạy con nhiều, cứ cho trẻ tự đọc sách, đọc nhiều, đọc tất cả các thể loại, tự một đứa trẻ sẽ trở nên biết đối nhân xử thế, biết cư xử đúng mực, biết nhân ái biết yêu thương và có một kho kiến thức vô tận. Chuyện đọc của con quan trong như vậy mà nhiều chị em để con 6 tuổi đi học lớp một mới bắt đầu tập đánh vần? Quá muộn.

Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và cần phải nói rõ, tôi dạy con tập đọc lúc này không hề là “chín ép” mà là “chín đúng”. Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 6-24 tháng tuổi có bộ não thiên tài. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ học, đọc và tiếp thu ngôn ngữ, mặt chữ một cách vô cùng tự nhiên và dễ dàng. Nếu bỏ qua giai đoạn vàng này thì quả thật vô cùng lãng phí.   

Những cách dạy con tập đọc rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.

6 tháng tuổi: bắt đầu cho con làm quen với sách

Khi con được 6 tháng tuổi, tôi bắt đầu đưa bé cầm nắm những món đồ có chữ đầu tiên, đó là những tấm thẻ chữ, thẻ tranh có chữ và vài cuốn sách màu sắc rực rỡ. Trẻ nhỏ tuổi này chưa biết đọc nhưng được nhiên những món đồ này nếu có màu sắc rực rỡ đương nhiên có thể thu hút sự chú ý của trẻ.

Tôi thường đọc cho con nghe nội dung của sách. Nghiên cứu cho thấy rằng giao tiếp bằng lời nói có thể giúp phát triển ngôn ngữ của bé. Đừng bận tâm nội dung của cuốn sách cuối cùng là nói nói về thể thao hay nghệ thuật, điều quan trọng là mẹvà bé có thời gian với nhau, vì điều này giúp trẻ trở nên hứng thú với sách.

Dạy con biết đọc đợi đến 6 tuổi thì đã muộn
Con trai tôi 2 tuổi đã biết đọc và những cách dạy rất đơn giản này của tôi là để gửi đến những bà mẹ muốn tận dụng trí não thiên tài của trẻ sơ sinh. (ảnh minh hoạ)

6-12 tháng: Em bé đã có thể "ăn" các cuốn sách

Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, điều thú vị nhất đối với chúng, đó chính là…nhét tất cả mọi thứ vào miệng và tất nhiên, cuốn sách là không ngoại lệ. Thời gian này, tôi dạy con tập đọc bằng cách hay cho con ngồi vào lòng, lấy ra một cuốn sách, tôi đóng sách, mở sách, xoay, lật…làm mọi thứ để con hiểu cách sử dụng một cuộc sách là như thế nào.

Bài liên quan: 

Kỳ lạ là từ khi con trai tôi được 12 tháng, con không bao giờ có chuyện cầm sách ngược nữa. Các bà mẹ cũng đừng lo con gặm nhấp sẽ làm hỏng sách, chỉ cần chú ý mua những quyển sách giày với giấy bóng làm bằng chất liệu khó thấm nước bọt là được.  

1-2 năm: Biến việc đọc sách thành một thói quen

Sau khi được “ăn” sách chán chê, trẻ cũng sẽ tự động biết rằng một cuốn sách cũng có thể được sử dụng để làm được rất nhiều thứ khác. Tôi vẫn đọc sách cho con hàng ngày nhưng kết hợp với đó, tôi cho con lật sách thay mẹ. Tôi cũng chỉ vào sách và hỏi con một số từ đơn giản. Chữ “mẹ” đâu, chữ “táo” đâu…Việc làm này ban đầu khá vô ích nhưng rồi bỗng nhiên đến một lúc tôi không mong chờ, con bỗng nhiên chỉ tay vào đúng từ đó.

Đương nhiên, người mẹ cần nhớ, đừng hy vọng con có thể tập trung đọc sách cùng mẹ trong một thời gian dài. Hãy cứ đọc cho con, chơi cùng con hết mức có thể, chất lượng đọc sẽ tốt hơn độ dài của thời gian đọc.

2-3 năm: Đọc lặp đi lặp lại

Trẻ 2 tuổi thích làm theo thói quen, vì vậy, nếu bé không thích đổi truyện khác mà cứ muốn đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện, đừng ngạc nhiên và cũng đừng ép buộc bé phải thay đổi. Mẹ có có thể thiết lập một thời gian biểu cố định cho việc đọc. Việc tạo ra một bầu không khí thoải mái để đọc và theo đúng lịch trình cố định sẽ khiến bé quen dần hơn với việc đọc sách và nhận biết mặt chữ.

Một mẹo nhỏ nữa của tôi khi bắt đầu dạy con tập đọc là: Hãy đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ. Việc này không chỉ có thể phát triển một thói quen đọc sách tốt mà còn giúp bé phát triển thói quen ngủ tốt. Nếu việc đọc sách trước khi đi ngủ của trẻ trở thành thói quen, đó sẽ là lợi ích lớn cho cuộc sống sau này của trẻ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Video: Thay tã ‘chuẩn’ cho bé sơ sinh

Lần đầu làm cha mẹ, bạn lo lắng không biết phải chăm con thế nào? Bình tĩnh đi! Eva sẽ giúp bạn tháo gỡ hết những 'bí ẩn' quanh việc bế con, thay tã, quấn tã, chăm sóc rốn và cắt bao quy...

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đi xin sữa mẹ cho con

Em sinh Tít đã được hơn 1 tuần nhưng chẳng có sữa. Em đã cố gắng ăn rất nhiều móng giò, uống chè vằng đến đắng chát cổ họng. Thậm chí, từ một người trước giờ chưa từng ăn thịt...

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm