Những ngày qua, hình ảnh ông chủ cây xăng người Nhật tại Việt Nam cúi đầu chào khách được nhiều trang thông tin, báo chí cũng như dư luận trong nước đồng loạt lên tiếng ca ngợi, chia sẻ. Có lẽ không phải ai cũng biết, cúi đầu chào từ lâu đã trở thành phong tục của người Nhật và truyền thống này đã được truyền dạy cho bất kì đứa trẻ nào ngay từ khi chúng bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống xã hội.
Dạy trẻ văn hóa cúi đầu chào
Trong văn hóa của người Nhật, cái cúi đầu như một lời chào, lời giới thiệu, bày tỏ sự tôn trọng hoặc lời xin lỗi của bản thân đối với người khác. Bởi thế, có thể nói trong mọi tình huống trẻ em Nhật Bản đều được dạy là phải cúi chào người đối diện vì mỗi lần cúi chào ở mỗi hoàn cảnh khác nhau nó sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: khi trẻ gặp người lạ và cúi chào, đó là thể hiện lời chào, giới thiệu; khi kết thúc một buổi học, các em học sinh Nhật sẽ cúi chào giáo viên của mình, đó thể hiện lời tạm biệt và sự biết ơn...
Khi gặp người lạ, trẻ thường cúi đầu chào thay cho lời chào và như để giới thiệu về bản thân.
Kết thúc buổi học cũng cúi chào giáo viên để thay lời tạm biệt và biết ơn.
Trẻ em Nhật Bản được dạy rất kĩ về phong tục cúi chào nhau: từ những lý thuyết tại sao phải cúi chào cho đến cách thức cúi chào. Theo đó, thường có 2 tư thế chủ yếu là ngồi và đứng cúi đầu chào. Khi đứng chào cần phải thẳng lưng và chân để thể hiện sự tôn trọng người khác và tính cách thẳng thắn của mình. Khi ngồi, hai đầu gối chân phải khép vào với nhau, úp sát mu bàn chân xuống sàn nhà và hai bàn tay đặt xuống sàn khi cúi chào.
Có một vài quy tắc trẻ được dạy khi cúi chào người khác như sau:
Ngoài quy tắc cúi đầu chào, trong giao tiếp ứng xử, trẻ em Nhật Bản được cha mẹ đặc biệt chú trọng dạy dỗ 9 quy tắc tối thiểu nữa. Với 9 quy tắc này đòi hỏi bất kì một đứa trẻ Nhật Bản nào cũng cần phải hiểu và phải làm được. Đó là:
1. Luôn nói "Cảm ơn" ngay lúc được ai đó làm hoặc cho cái gì. Đồng thời phải biết nói "Xin lỗi" ngay khi biết mình có lỗi.
2. Luôn im lặng khi nghe cha mẹ, người khác nói và không được ngắt lời.
3. Muốn nói gì với ai đó, trẻ cần phải đến tận nơi chứ không được nói từ xa vọng lại.
4. Nhận đồ từ người khác một cách vui vẻ, thoải mái để thể hiện sự chân thành và không quên nói "Cảm ơn".
5. Khi muốn bước đến đâu đó mà có người chắn đường thì phải đi vòng đằng sau và thật nhẹ nhàng.
6. Ở nơi công cộng như trạm xe buýt, xe điện hay bất cứ đâu đều phải xếp hàng chờ tới lượt, không chen lấn xô đẩy hay chen ngang. Cha mẹ và người lớn luôn là những người làm gương cho trẻ.
Ở nơi công cộng, trẻ em Nhật Bản luôn được dạy phải xếp hàng lần lượt để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
7. Là trẻ con nhưng cũng không được thiên vị, bé cần phải giữ im lặng nơi công cộng, nhất là những nơi có người già, người bệnh.
8. Trẻ ăn uống rơi vãi trên sàn nhà phải tự giác nhặt lên chứ không cần cha mẹ phải nhắc nhở và cũng không được nhờ vả người khác làm hộ việc mà mình đã gây ra.
9. Luôn luôn làm những việc tử tế, có ích mỗi ngày không chỉ với người thân trong gia đình mà cả với những người lạ không quen biết vì đem lại hạnh phúc cho người khác là mang niềm vui cho chính bản thân mình.
Xem video: Mẹ Nhật chuẩn bị cho con đi học trong 5 phút gây sốt mạng
>> XEM TIẾP: 8 cách dạy con ngoan ngoãn, vâng lời của cha mẹ Nhật
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet