Chị Thủy kể, có hôm vừa mệt vừa chán, chị định thôi không ép con ăn nữa, để khi nào bé đói sẽ tự đòi ăn nhưng bà nội không đồng ý - " trẻ con nào chẳng phải ép, con xem con bé hàng xóm mỗi bữa ăn được cả bát đầy đấy". Bi ăn ít nên còm nhom. Chị Thủy vừa sốt ruột lo con không đủ chất để lớn, vừa đau đầu vì bà nội trách con dâu không mát tay nuôi. Ngày 3 bữa nhìn bát cháo của Bi, nghĩ đến "cuộc chiến" căng thẳng, chị lại hoảng sợ.
Việc ép con ăn tròn bữa để dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ là nỗi lo của riêng chị Thủy. Đó là bài toán khiến rất nhiều bà mẹ đau đầu. Tra cứu từ khóa "trẻ biếng ăn" trên mạng, Google cho ra khoảng 1,41 triệu kết quả trong vòng 0,13 giây. Điều này cho thấy tình trạng trẻ biếng ăn rất phổ biến và mang đến không ít căng thẳng, áp lực cho cả gia đình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần lớn các mẹ đều biết phải cho con ăn đa dạng nhóm thực phẩm với tỷ lệ cân đối mới giúp bé phát triển tốt. Những tháng đầu tiên ăn dặm, phần lớn các bé khá hợp tác và chịu thử những món mới. Tuy nhiên, trẻ em không phải cái máy. Từ lúc 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết thích món này và ghét món kia, có hôm ăn khỏe, hôm sau lại ăn kém đi. Mâu thuẫn nảy sinh khi sở thích ăn uống của trẻ và mong muốn của bố mẹ không giống nhau, lượng thức ăn trẻ đưa vào cơ thể ít. Điều này khiến phụ huynh nóng lòng, sợ con thiếu chất, cố ép con ăn… và "trận chiến" được châm ngòi.
"Trận chiến" này không chỉ gây áp lực mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và tạo ra nhiều thói quen ăn uống không tốt cho bé. Đó là chưa kể những căng thẳng leo thang quanh cuộc chiến giữa các thành viên khác trong gia đình.
Thực tế, chính việc ép con ăn tròn bữa đã gây ra một vòng lẩn quẩn: ba mẹ ép con ăn, bé phản ứng lại việc ăn uống nên biếng ăn, ba mẹ ép con hơn và bé càng chống đối hơn. Hậu quả của tình trạng này là trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Theo số liệu của kết quả "Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em khu vực Đông Nam Á" vừa được công bố vào đầu tháng 3 vừa qua, 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như A, B1, C, D, sắt.
Một chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng không chỉ tức thời ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tác động xấu tới cả một thế hệ trong lương lai. Trong tình trạng dinh dưỡng không đầy đủ, trẻ sẽ không có sự phát triển thể chất và tinh thần tốt. Như vậy, các bé không thể đạt kết quả cao trong học hành, thiếu sáng tạo, kém tư duy. Bài toán khó là làm sao để con ăn tròn bữa chưa có lời giải thì lại thêm một mối lo về chế độ dinh dưỡng của con chưa được hoàn thiện.
Một giải pháp khoa học được thiết kế riêng nhằm giúp trẻ em Việt Nam hoàn thiện dinh dưỡng và giải phóng các bà mẹ khỏi các trận chiến khi cho bé ăn sẽ được hãng sữa Cô gái Hà Lan công bố vào chiều ngày hôm nay. |
Ngọc Bích
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet