Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa một năm cũ và năm mới. Lúc này trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện, và mọi vật như bừng lên một sức sống mới. Giao thừa cũng là thời điểm mà con người chất dứt mọi xui rủi, buồn phiền của năm cũ, khởi đầu một năm mới bình an, giàu may mắn và hạnh phúc.
Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam, ngoài việc khấn lễ ông bà gia tiên thì giao thừa còn là dịp tổ chức đón chào các vị Thiên binh bao gồm 12 vị. Những vị này là 12 Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp luân phiên nhau để trông coi công việc dưới hạ giới. Việc bày mâm lễ ngoài nhà chính là để đón tiếp các vị thần này.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa vô cùng quan trọng.
Năm nay giao thừa vào thứ 3, ngày 01/02/2022. Theo Âm lịch là ngày 01/01/2022 tức Ngày Ất Dậu, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa vô cùng quan trọng, vì vậy chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà sẽ hướng dẫn mọi người cách chuẩn bị mâm cỗ cúng trong nhà và ngoài trời sao cho chuẩn nhất, hút tài lộc cả năm.
1. Mâm lễ cúng ngoài trời
Mâm lễ chay cúng giao thừa ngoài trời bao gồm:
- Ngũ hoa
- Tiền vàng mã
- Đèn/ nến
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Hương (3-5 nén)
- 1 chén rượu
- 1 chén nước,
- Nước ngọt/ bia lon
- Mũ giấy cánh chuồn
- Sớ cúng Hành khiển
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa muối trắng
- 1 đĩa gạo
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà.
Mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời bao gồm:
- 1 con gà trống luộc
- 1 chiếc bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc
- 1 khoanh giò lụa
- 1 đĩa hoa quả
- Vàng mã
- Trầu cau
- Đèn/ nến.
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 chén rượu
- 1 chén nước
- Mũ giấy cánh chuồn
- 3 – 5 nén hương
- 1 lọ hoa tươi
Mâm cỗ được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ.
2. Mâm lễ cúng trong nhà
Ngay sau khi xong lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa thì gia chủ phải tiến hành lễ cúng trong nhà. Khi đó, mâm cỗ được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ. Và cũng giống như mâm cúng ngoài trời, lễ vật cúng trong nhà cũng được chia thành 2 loại cỗ mặn và cỗ chay. Cụ thể:
Mâm cỗ mặn gồm bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh và các loại món mặn khác theo nhu cầu gia đình.
Mâm cỗ chay/ ngọt gồm hương, hoa, đèn/ nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu/ bia và các đồ uống khác.
3. Nên bái cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Dựa trên nguồn gốc lễ cúng giao thừa và sự nghiên cứu của các nhà chuyên gia, gia chủ bắt buộc phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”. Nó có nghĩa là đón tiếp quan Hành khiển mới và tiễn quan Hành khiển cũ về trời. Sau khi kết thúc thì mới thực hiện lễ cúng giao thừa trong nhà.
Đối với các trường hợp ở chung cư, do không gian chật hẹp và không có diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung vào cúng và đọc văn khấn giao thừa năm 2022 trong nhà, không nhất thiết phải cúng ngoài trời.
Tuy nhiên, nếu các gia đình cần cúng ngoài trời thì lưu ý nên xuống hẳn sân của tòa chung cư chứ không nên cúng trên tầng. Bởi, lễ cúng giao thừa ngoài trời đòi hỏi cần có khoảng không gian có trời, có đất và lễ vật cần phải đặt gần với mặt đất.
Gia chủ bắt buộc phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”.
4. Cách làm lễ cúng giao thừa
Để tiến hành cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng gồm các lễ vật: hương, đèn/nến, trà, tửu, hoa, quả, cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy điều kiện của gia đình. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng giao thừa trong nhà nhưng cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.
Vào đúng giờ Tý (23 giờ ngày 29 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.
Mâm cúng giao thừa trong nhà cũng bao gồm những lễ vật như mâm cúng ngoài trời. Ngoài ra còn có mâm ngũ quà, trầu cau, tiền vàng, bánh kẹo, mứt tết. Mâm cỗ mặn sẽ đặt bên dưới bàn thờ hoặc ở bàn khác, không bày lên bàn thờ.
Sau khi cung kính bày lễ, đặt xong mâm cúng, người lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, xúc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính lễ Giao thừa trong nhà, khấn thần linh và mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu.
Lễ cúng giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới Nhâm Dần 2022 nhiều phúc lộc, bình an.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet