Qua lời khuyên từ các chuyên gia và thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng trẻ ở lứa tuổi lên 3 lên 4 trở đi sẽ có nhiều sự hiểu biết về giới tính, bên cạnh đó là sự tò mò khá lớn. Chính vì thế ở lứa tuổi này khi con đi mẫu giáo, các bậc phụ huynh trông cậy rất lớn về việc cô giáo sẽ giúp con hình thành những nhận thức đúng đắn về sự khác biệt giữa nam và nữ cho trẻ. Thế nhưng mới đây về vấn đề này, một bà mẹ họ Trương bày tỏ sự bức xúc không ngừng.
Chị Trương (Trung Quốc) cho hay, chị có 1 cậu con trai năm nay 4 tuổi đi học rất ngoan ngoãn, được thầy cô và chúng bạn quý mến. Thế nhưng về nhà cậu nhóc thường làm ngược lại những điều mẹ nói. Đơn cử như việc ngủ trưa ở nhà vào mỗi cuối tuần, cậu nhóc thường chơi, quậy phá không chịu ngủ.
Mà mỗi lần đi ngủ, con chị Trương lại đòi hỏi phải được ngủ cùng mẹ cùng bố mà nhất quyết không chịu ngủ một mình. Chị Trương muốn con ngủ trưa nên cũng chiều lòng và mong rằng sẽ rèn con dần. Bà mẹ rất tò mò xem cách rèn con trai ngủ trưa ở trường mẫu giáo như thế nào mà bé luôn nghe răm rắp, thậm chí cậu nhóc còn liên tục nói với mẹ "ngủ trưa ở trường thích lắm".
Chị lấy làm kì lạ vì ngủ trưa thì có gì mà thích và khiến cậu nhóc hào hứng đến vậy vì bình thường lớp học trường công không có camera nên chị cũng không biết thực hư ra sao.
Kết quả đã được lý giải khi vào một hôm nọ cô giáo hào hứng khoe bức ảnh các con ở lớp học đã ngủ trưa say sưa mặc dù chưa tới 12 giờ. Trong khi các bậc phụ huynh khác dành lời khen ngợi hết nấc cho cách rèn trẻ ngủ của giáo viên trường thì chị Trương phát hiện con trai chị thực chất chưa ngủ trưa mà đang hé chăn nói chuyện với một bạn nằm bên cạnh.
Khi con trai đi học về, chị Trương gặng hỏi thì được biết hóa ra vào buổi trưa các cô giáo cho trẻ tùy lựa chọn chỗ ngủ của mình, nam nằm lẫn cạnh với nữ. Con trai chị Trương rất thích một bạn gái trong lớp và bé gái đó cũng vậy, cả hai lựa chọn nằm cạnh nhau và trò chuyện 1 lúc lâu trước khi đi ngủ. Đó chính là lý do vì sao con chị Trương thường kêu ngủ trưa ở trường rất thích.
Chị Trương đem vấn đề này kể với cô giáo và bày tỏ ý kiến: theo chị Trương trẻ ở lứa tuổi lên 4 cần phải được ngủ riêng nam riêng nữ vào giờ ngủ trưa. Không chỉ nói tới việc trẻ nói chuyện vào giờ ngủ trưa mà nhận thức về giới tính mới là điều đáng bàn. Ý kiến của chị Trương được nhiều phụ huynh khác đồng tình, thậm chí có người còn bực mình nói "Sao con trai và con gái có thể ngủ chung, không hề có khoảng cách giữa các giường được chứ?".
Tuy nhiên phía cô giáo không nhận sai trong cách giáo dục mà chỉ trả lời cho qua rằng sẽ khắc phục. Câu nói không chắc chắn của vị giáo viên khiến chị Trương cảm thấy không yên tâm. Chị lo sợ nếu tình trạng ngủ chung bạn nam bạn nữ vào giờ ngủ trưa như thế này sẽ gây bất lợi cho nhận thức giới tính của con trai chị. Chính vì thế, chị Trương tính cách chuyển trường cho con.
Những tác động xấu của việc ngủ trưa ở trường mẫu giáo không phân biệt giới tính là gì?
Hình thành tư tưởng sai cho trẻ
Nói chung, trẻ em có ý thức tương đối rõ ràng về giới tính từ 3 tuổi và chúng bắt đầu dần dần nhận thấy sự khác biệt giữa các giới tính. Nếu con trai và con gái ngủ cùng nhau ở trường mẫu giáo, điều đó có khả năng bắt chước hoặc thậm chí loại bỏ nhận thức về giới tính của trẻ, khiến trẻ cảm thấy không có sự khác biệt giữa con trai và con gái.
Phá vỡ sự giáo dục của cha mẹ
Có thể một số cha mẹ rất chú ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn nhận thức về giới tính cho con nhưng ở trường, nam nữ ngủ trưa, đi vệ sinh chung… sẽ làm mất đi sự giáo dục đúng đắn ban đầu của cha mẹ, ngược lại là dễ rơi vào nghi ngờ và nhầm lẫn.
Và bản thân trẻ cũng có tâm lý bầy đàn nên dễ muốn thích nghi với môi trường tập thể ở trường.
Sở dĩ nhà trẻ cho bé trai và bé gái ngủ chung có thể là do “bé còn nhỏ chưa hiểu gì nên không sao”, hoặc cũng có thể là để tiện quản lý hơn nhưng dù lý do là gì thì cách làm này vẫn luôn có cái hại lớn hơn cái lợi.
Giáo dục giới tính cho trẻ đòi hỏi sự chung sức của cha mẹ, nhà trường và thầy cô, vì vậy, dù chỉ một chút lơ là, sai sót cũng có thể khiến trẻ có những suy nghĩ sai lầm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet