Tấm lòng cha mẹ không thể ngừng lo lắng cho con dù là con còn nhỏ hay khi đã trưởng thành bởi nhiều bậc phụ huynh cho rằng, con càng lớn mối lo lại càng càng nhiều hơn. Chắc hẳn nữ ca sĩ Lưu Hương Giang và ông xã Hồ Hoài Anh cũng đang trong những giờ khắc đứng ngồi không yên vì con gái với câu chuyện mới xảy ra cách đây ít giờ.
Cụ thể trên trang cá nhân của Lưu Hương Giang, cô chia sẻ bức ảnh con gái lớn Mina đang ngồi trên xe lăn với chiếc chân phải bị thương, phải quấn băng gạc. Thế nhưng gương mặt của cô nhóc vẫn khá tươi tắn, giơ tay chụp ảnh khi thấy thấy mẹ.
Theo chia sẻ từ phía giọng ca Giọt sương và chiếc lá, bé Mina vừa gặp một sự cố nhỏ ở trường học, giáo viên của con gọi điện về nhà cho cô và yêu cầu phụ huynh đến trường đón con ngay lập tức. Nhìn gương mặt con gái thì vui vẻ nhưng tình tiết vụ việc và tình trạng sức khỏe của con khiến bà xã Hồ Hoài Anh không thể vui được.
"Đang ở nhà suy nghĩ: trẻ con đi học hết buồn quá thì điện thoại reo lên: Chị là mẹ bé Mina phải không ạ? Chị đến đón bé về vì bé bị chấn thương khi đang tập thể thao. Đúng là được đón con về mà đón trong tình huống này là không vui tí nào nhé. Còn giơ tay hi và cười được nữa" - Lưu Hương Giang viết.
Phía dưới phần bình luận, nhiều người để lại lời thương và chúc cho bé Mina nhanh chóng bình phục, đồng thời trấn an tinh thần cho bà mẹ bởi trẻ ở lứa tuổi này, việc bị thương hay xây xát nhẹ là không hề tránh khỏi. Bé Mina là con gái nên chắc chắn mẹ Hương Giang sẽ còn bớt bận tâm hơn nhiều so với các bà mẹ có con trai ham chạy nhảy.
Được biết, con gái Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang đang theo học ở một ngôi trường quốc tế có tiếng với mức học phí trong năm học 2021-2022 dao động ở mức 455 - 699 triệu đồng/năm. Với số tiền bỏ ra khá lớn như vậy, chắc chắn việc Mina bị chấn thương trong lúc tập thể dục cũng đã được đội ngũ y tế của trường chăm sóc phần nào.
Sơ cứu trẻ bị ngã và khi nào cần đưa bé đi bệnh viện?
Cách giúp trẻ tránh gặp chấn thương, tai nạn ở trường học như con gái Lưu Hương Giang tốt nhất chỉ là nhắc nhở trẻ luôn phải cẩn thận trong bất kì trường hợp nào, nhất là với những môn thể dục thể thao cần nhiều sức lực.
Bên cạnh đó, không chỉ ở trường học mà ngay tại chính căn nhà mà gia đình sinh sống cũng có nhiều tác nhân dễ khiến trẻ gặp tai nạn té ngã làm ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là các bé trong độ tuổi dưới 5 tuổi. Với các bé lớn hơn cũng có thể xảy ra nên bố mẹ cần phải thật sự nằm lòng trước những cách sơ cứu hay ứng biến nhanh.
Cụ thể, bất cứ khi nào trẻ bị ngã từ trên giường, ghế cao, cũi hay mặt bàn… mẹ sẽ cần phải tiến hành quan sát biểu hiện sau ngã của con thật kỹ và nếu cần thiết, có thể đưa bé đến bệnh viện để thực hiện các khám nghiệm toàn diện, đặc biệt là nếu trẻ ngã đập đầu hoặc lưng.
Nếu trẻ không khóc quá lâu và tiếp tục ăn ngủ bình thường, rất có thể cú ngã đã không gây nên những chấn thương nghiêm trọng. Mẹ nên chườm túi đá vào chỗ bị thương trong khoảng 20 phút để giảm sưng và đặc biệt quan sát quản ứng của con, ít nhất trong vòng 24 giờ tiếp theo để đảm báo bé hoàn toàn ổn định.
– Trẻ bị bất tỉnh, ngất lịm, ngừng thở hoặc thở khó khăn.
– Chảy máu không cầm được.
– Lên cơn động kinh.
– Trẻ ngủ thiếp đi mê mệt và mẹ không thể đánh thức dậy nổi.
– Dấu hiệu của một xương bị gãy, trong đó có một phần cơ thể biến dạng rõ ràng.
– Dấu hiệu gãy xương sọ: Xuất hiện vùng mềm sưng trên da đầu, tròng trắng mắt hiện tia máu đỏ, có chất lỏng màu hồng nhạt chảy từ mũi hoặc tai.
– Dấu hiệu chấn thương nội bộ như nôn liên tục, ngủ quá say, chóng mặt, đau đầu, Khóc kéo dài hoặc la hét nhiều giờ đồng hồ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet