Nội dung

Con đang hào hứng với một món đồ chơi thì đứa con của gia đình hàng xóm giật lấy và đòi chơi. Lúc này, con bắt đầu có biểu hiện tức giận, ngay lập tức đòi lại hoặc khóc mếu nhìn mẹ. Tuy nhiên, với tư cách là người lớn, tại thời điểm này, câu cha mẹ thốt lên lại càng khiến con đau lòng hơn “Con phải chia sẻ đồ chơi với bạn chứ. Sao con ích kỷ thế”.

Trong thực tế, cách xử lý tình huống này có ảnh hưởng rất xấu đến cả hai đứa trẻ: đứa trẻ giật đồ chơi và đứa trẻ bị giật đồ chơi.

Con bị bạn giật đồ chơi 90 mẹ không đòi giúp con mà mắng sao con ích kỷ thế

Đối với trẻ em bị cướp đồ chơi

1. Con không thể cảm nhận nổi hạnh phúc của sự sẻ chia

Là người lớn, chúng ta luôn dạy con cái mình biết chia sẻ với mọi người. Đấy cũng là mong muốn lớn nhất của cha mẹ khi nói con nhường đồ chơi cho bạn. Nhưng mẹ có quan sát biểu hiện của đứa trẻ sau khi chia sẻ không? Con chỉ thực hiện "các mệnh lệnh" của người lớn và tiến hành "chia sẻ cưỡng bức".

Nhưng sự chia sẻ thực sự sẽ mang lại niềm vui cho con, có vậy con mới cảm nhận được ý nghĩa của sự chia sẻ. Nếu không mọi thứ sẽ chỉ phản tác dụng.

2. Hình thành một nhân cách yếu

Theo thời gian, đặc biệt là đối với trẻ em hướng nội, hành động ép buộc con chia sẻ đồ chơi của cha mẹ sẽ gây hại lớn hơn nữa. Con sẽ không dám hoặc không có ý thức bảo vệ tài sản của chính mình, nghĩ cha mẹ không thương mình và trái tim chắc chắn sẽ bị trầm cảm trong thời gian dài.

Đối với đứa trẻ lấy đồ chơi của bạn

1. Khiến con để lại ấn tượng tiêu cực với bạn

Nếu đứa trẻ có thói quen giật đồ chơi của bạn và được người lớn gián tiếp ủng hộ, con sẽ ngày càng hung hăng. Bạn bè sẽ sợ con, và sau này, con khó có thể có bạn thân thật sự.

2. Làm trẻ có cảm giác trở thành “cái rốn của vũ trụ”

Những đứa trẻ giật đồ chơi của bạn mà được đồng sẽ nghĩ rằng cả thế giới chiều theo mình và hành động của mình là đúng, từ đó có xu hương trở thành “cái rốn của vũ trụ”.

Con bị bạn giật đồ chơi 90 mẹ không đòi giúp con mà mắng sao con ích kỷ thế

Khi hai đứa trẻ giành giật đồ chơi, người mẹ khôn ngoan nên:

1. Giúp trả lại đồ chơi cho đứa trẻ chủ nhân

Động thái này chủ yếu là để trẻ em hiểu rằng ai là chủ sở hữu món đồ sẽ có quyền quyết định cuối cùng với món đồ chơi đó.

Tất cả mọi thứ phải được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Đây là ranh giới tối thiểu trong quan hệ giữa các cá nhân sau này.

2. Dạy trẻ em học cách "từ chối" và "bảo vệ"

Hãy để trẻ em nhận ra rằng một cái gì thuộc về con thì con có quyền không cho người khác vay mượn một cách vô lý. Con có thể cưỡng lại và có thể mạnh dạn nói “không”.

3. Dạy trẻ tôn trọng người khác

Cha mẹ hãy nói chuyện để cho đứa trẻ giật đồ chơi hiểu được cảm giác khi một món đồ bị cướp, và nỗi buồn của người sở hữu món đồ. Con sẽ không muốn làm bạn buồn và nhận ra sai lầm, sửa sai ngay lập tức.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục

Xuân Bắc: Dạy con là phải... roi vọt

Xuân Bắc từng tâm sự: “Tôi lại là người khá nghiêm khắc và cực đoan trong việc dạy con, tôi phản đối những ý kiến rằng dạy con mà không dùng đến roi vọt, thứ nhất nếu cái gì cũng có...

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm