Hiện nay, để con mình cao lớn có lợi thế hơn trong tương lai, không ít bố mẹ đã làm đủ mọi cách nhằm mục đích giúp con cao lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mục đích của mình vì trên thực tế có những sai lầm khiến xương của trẻ đóng sớm.
Từ khi mới chào đời, Tiểu Phương đã được mọi người gọi đùa là “cô bé chân dài” khi thừa hưởng gen di truyền từ bố (cao 1m75) và mẹ (cao 1m68). Càng lớn, Tiểu Phương càng phát triển tốt, nhất là chiều cao vượt hơn hẳn bạn cùng trang lứa cả cái đầu. 10 tuổi, cô bé đã cao 1m55, nên bố mẹ Tiểu Phương rất tự hào và tin chắc rằng khi lớn lên con gái mình có thể làm người mẫu.
Tuy nhiên, 2 năm sau, chiều cao của Tiểu Phương lại nhích rất chậm, bé gái chỉ nhỉnh lên được thành 1m58. Rồi sau đó là chững luôn suốt một năm vừa qua. Thế là từ một học sinh cao nhất lớp, Tiểu Phương dần bị “vượt mặt” và cuối cùng là lọt thỏm giữa những người bạn cao ngồng của lớp 8.
Bố mẹ Tiểu Phương từng tự hào và tin chắc rằng con gái mình sẽ cao như người mẫu. Nhưng ai ngờ cô bé đã dừng phát triển chiều cao chỉ vì một sai lầm của bà nội (Ảnh minh họa)
Khỏi phải nói, bố mẹ Tiểu Phương vô cùng kinh ngạc khi thấy con gái mình không cao nữa. Họ vội vàng đưa cô bé đi khám bác sĩ để kiểm tra xương cũng như sức khỏe. Kết quả cho thấy, sụn tăng trưởng – lớp sụn nằm trên hai đĩa tăng trưởng ở đầu mỗi xương dài đã đóng lại. Nói cách khác, chiều cao của bé gái cơ bản đã được hoàn chỉnh.
Ngay lúc đó, bất ngờ bà nội của đứa trẻ lên tiếng: “Làm sao mà cháu tôi lại không cao thêm được nữa? Hầu như mỗi ngày tôi đều nấu đủ các loại canh: canh gà, canh cá, canh xương, thậm chí còn cho thêm vài vị thuốc bắc, ít nhân sâm vào đấy. Mấy năm nay, Tiểu Phương vẫn cao lên, phát triển nhanh. Thế mà bây giờ bác sĩ lại bảo cháu tôi không thể cao được nữa là làm sao?”.
Nghe đến đây thì bác sĩ đã vỡ lẽ ra nguyên nhân vì sao xương bé gái lại đóng sớm liền nói: “Lỗi là do bà nội”. Bác sĩ giải thích theo kinh nghiệm dân gian, ăn cơm canh hầm là để giúp bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, theo khoa học thì đây là một quan niệm sai lầm. Bởi:
- Hàm lượng canxi trong canh rất nhỏ, còn hàm lượng chất béo và purine lại rất cao. Ăn nhiều canh xương hầm trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh gout và béo phì.
- Sức chứa dạ dày của trẻ có hạn, uống một đến hai bát canh là đã no rồi. Thế nên nhiều trẻ thường bỏ cơm sau khi uống canh, lâu dần sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.
- Các loại thuốc bổ, thuốc bắc, nhân sâm đều có thể trở thành “thuốc độc” đối với trẻ em nếu dùng một cách bừa bãi. Nếu không hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.
Trong canh xương hầm chứa rất ít canxi nhưng lại có nhiều chất béo và purine hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ (Ảnh minh họa)
"Đến đây thì cuối cùng vợ chồng tôi mới hiểu vì sao con gái mình bỗng đang từ đứa trẻ cao nhất lớp lại hóa thành thấp nhất lớp. Món canh xương ngày nào cũng có trên bàn ăn, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó lại gây ra nhiều tác hại đến như vậy. Tôi thật sự hối hận vì đã không cung cấp cho con những bữa ăn hợp lý", Mẹ Tiểu Phương buồn bã nói.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhắc nhở thêm một số yếu tố khiến trẻ không thể cao lớn thêm:
1. Ép trẻ ăn quá nhiều
Ép trẻ ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt là bữa tối. Vì ăn quá no sẽ khiến bé ngủ không ngon, không sâu giấc, từ đó hormone tăng trưởng cũng sẽ tiết ra ít hơn, từ đó ngăn cản sự phát triển của xương.
2. Bỏ bê bữa chính, ăn nhiều đồ ăn vặt
Bánh kẹo, nước ngọt, gà rán, khoai tây chiên, hamburger,… là những món ăn vặt được hầu hết trẻ em yêu thích. Thế nhưng, nếu cha mẹ cho con ăn quá nhiều thức ăn vặt này trước khi ăn bữa chính sẽ khiến trẻ ăn ít, thậm chí bỏ qua hẳn bữa ăn chính, từ đó cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Chưa hết, ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột sẽ kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy tiết ra Insulin - gây ức chế quá trình sản xuất hormone tăng trưởng.
3. Uống ít sữa
Mặc dù cha mẹ cho con ăn uống đầy đủ nhưng vẫn nên khuyến khích trẻ uống thêm sữa, bởi trong sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… đều chứa canxi cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là trẻ có thể uống sữa thay nước, tốt nhất là nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
4. Bổ sung canxi bừa bãi
Cho con uống thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung canxi một cách mù quáng, vô tội vạ sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ canxi trong máu. Một phần canxi sẽ được thải ra ngoài, nhưng phần còn lại sẽ lắng đọng ở thận. Từ đó, xảy ra tình huống trẻ tiểu ra máu, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại, thậm chí có trường hợp nặng là gây nên bệnh suy thận. Do đó, nếu muốn bổ sung thuốc bổ hay canxi cho con, cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet