1. Cho bé ăn tối thiểu 3 giờ một lần
Mẹ hãy để ý những dấu hiệu của sự thèm ăn ở bé (bặm môi, mút tay hay dụi đầu vào ngực mẹ). Thông thường, mỗi cữ bú của trẻ cách nhau từ 2 – 3 giờ tuỳ theo lượng sữa bé ăn mỗi lần.
Bạn có biết?
Trẻ mới sinh cần bú sữa mẹ, trung bình là 8-12 lần trong một ngày. Bú sữa mẹ là “sự đòi hỏi” tự nhiên nhất của bé. Mẹ càng cho bé bú nhiều thì sữa mẹ lại về càng nhiều hơn.
2. Bài tập “da chạm da”
Trong vài tuần đầu, ngực của mẹ là nơi cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất khi bé bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. “Da chạm da” không chỉ giúp cho trẻ sơ sinh chịu khó bú mẹ hơn mà nó còn giúp tăng sự phát triển của não bé.
Bạn có biết?
So với những đứa trẻ được cuốn chặt trong tã hay giữ trong cũi, thì việc “da chạm da” với mẹ sẽ giúp cho bé có cơ thể ấm hơn và bé bình tĩnh hơn, khóc ít hơn và có chỉ số đường huyết thấp hơn.
3. Cho bú cả hai bên ngực
Là tốt nhất nếu bé của bạn không bú sữa mẹ ở cả hai ngực trong mỗi lần ăn. Mẹ nên cho bé bú bên ngực khác cho lần ăn tiếp theo.
Bạn có biết?
Giữ cho bé bú một bên ngực trong thời gian dài bé sẽ quen hơn với ngực mẹ. Mẹ có thể làm cho bé thấy thích thú và phải ép buộc để giữ cho bé trong những ngày đầu. Nếu bé vẫn còn muốn ăn, mẹ buộc phải cho bé bú bên ngực còn lại.
4. Nén ngực
Giữ cho bé của bạn tập trung bú mẹ bằng cách nén ngực (dùng lực nhẹ nhàng với bàn tay để ép ngực lại) giữ cho sữa được tiết ra đều.
Bạn có biết?
Nén ngực không thật sự cần thiết nếu bé ngoan ngoãn, chịu khó bú mẹ. Nhưng đó sẽ là một hành động hữu ích khi bé đang trong cơn buồn ngủ.
5. Giữ cho bé tỉnh táo khi bú mẹ
Trong những tuần đầu, mẹ có thể cần đánh thức bé nếu con bạn ngủ thiếp đi trong lúc đang bú mẹ để đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ cho bé. Hãy cù nhẹ, thay tã hoặc cởi đồ của bé ra.
Bạn có biết?
Nếu bé của bạn sút cân, phải thay nhiều tã lót và đi phân vàng, mẹ có thể để cho bé có một giấc ngủ đêm dài hơn.
6. Tránh sử dụng những đồ hỗ trợ trong 4 tuần đầu
Tránh sử dụng núm vú giả và sử dụng bình sữa trong 3-4 tuần đầu tiên. Chúng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Mẹ cần thường xuyên để ngực trống không mặc áo lót để sữa mẹ được về dễ dàng hơn. Thêm vào đó, lượng hấp thụ sữa ở mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau khi sử dụng núm vú nhân tạo.
Bạn có biết?
Trong suốt những tuần đầu tiên, sữa mẹ sẽ dần dần thay đổi từ sữa non (đặc hơn) thành sữa trưởng thành (loãng hơn). Sữa mẹ cung cấp toàn bộ dưỡng chất cần thiết cho bé.
7. Đừng để việc cho con bú trở thành kẻ thù tồi tệ nhất
Chắc chắn rằng, trên mạng mẹ sẽ thấy được nhiều bà mẹ khoe khoang về việc giảm cân, lấy lại vóc dáng thon thả trước khi trở lại làm việc. Đừng quá đặt nặng việc so sánh bản thân mình với họ hoặc coi việc cung cấp chất dinh dưỡng để cho bé bú trở thành nỗi ám ảnh của mẹ.
Bạn có biết?
Những người mẹ đi làm chỉ cần một ít sữa có sẵn. Khi thời điểm đến gần, bạn có thể hút sữa mẹ 1 lần một ngày để dự trữ.
8. Đừng để mình đơn độc
Không có điểm thưởng nào cho việc đấu tranh trong sự đơn độc. Hãy tham khảo kinh nghiệm từ các bà mẹ khác, những chuyên gia về việc cho con bú hoặc tham gia các diễn đàn làm mẹ.
Bạn có biết?
Mẹ có thể cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu tham gia những diễn đàn hỗ trợ về việc cho con bú hoặc diễn đàn cho các bà mẹ, tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có thêm cho mình một vài người bạn để chia sẻ nhiều điều.
12. Hãy làm theo bản năng
Tin tưởng và theo dõi bé của bạn. Đừng quá chú trọng vào những con số (về đơn vị đo hoặc là thời gian). Hãy làm theo trực giác của các mẹ nhé.
Bạn có biết?
Một khi mẹ và bé cùng học cách cho bé bú sữa mẹ như thế nào, việc cho bé bú sẽ trở thành thời gian thư giãn và thích thú cho cả mẹ và bé
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet