Vợ chồng tôi kết hôn khi cả hai mới 25 tuổi. Chính vì thế sau khi sinh con gái đầu lòng, cả hai quyết định tạm thời chưa sinh thêm con mà lao vào làm kinh tế. Khi mọi thứ ổn định một chút mới nghĩ tới chuyện sinh con thứ 2.
Vì ở nông thôn ít việc làm, lương lại thấp nên chồng tôi bàn bạc, anh sẽ lên thành phố làm vài năm kiếm chút ít tiền. Nhưng để chắc chắn trong khoảng vài năm anh sẽ không về nhà để tiết kiệm chi phí. Thế là quần quật suốt 3 năm liền anh không về thật mà chỉ gọi điện hoặc thư từ về nhà.
Ngày anh đi con gái đã 3 tuổi, khi anh trở về đứa nhỏ cũng đã bắt đầu bước vào lớp 1. Vợ chồng có chút của để dành nên cũng khấm khá hơn, con gái đầu lòng cũng đã lớn. Chính vì thế vợ chồng tôi lên kế hoạch sinh con thứ 2.
Nhiều năm liền xa nhau lại đang có kế hoạch có con nên hai vợ chồng quyết định thân mật. Đứa con gái từ nhỏ ngủ cùng giường với mẹ đã quen nên khi có bố về bé cũng ngủ chung cùng bố mẹ. Đêm ấy khi bé đã ngủ say vợ chồng tôi lăn bé vào trong góc cùng để hai vợ chồng tâm sự, trò chuyện.
Tôi cũng khá lo thì chồng tôi động viên nói:
- Con còn nhỏ không biết gì đâu. Mà nó ngủ say lắm, vợ chồng mình làm nhẹ nhàng sao con biết được.
Ấy thế nhưng vợ chồng tôi đã quá vô tâm mà không nhận ra sự trưởng thành của con gái.
Khi hai vợ chồng đang chuẩn bị "hành sự", con bé bỗng cất giọng nói:
- Bố mẹ làm gì thế?
Hai vợ chồng tôi đứng hình mất vài phút. Lúc đó vợ chồng tôi mới cảm thấy mắc sai lầm nghiêm trọng rằng khi chồng trở về nhà thì cả gia đình vẫn ngủ chung trên một chiếc giường như khi chỉ có hai mẹ con, trong khi con gái đã lớn.
Chính vì thế ngay hôm sau hai vợ chồng tôi đã mua thêm một chiếc giường mới và tập cho bé ngủ riêng.
Tâm sự từ độc giả nguyenanh...@gmail.com
Trên thực tế không thể phủ nhận việc trẻ nhỏ ngủ chung giường sẽ gắn kết với cha mẹ và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, khi các bé đã lớn cha mẹ nên tách riêng giường hoặc phòng cho con, khoa học đã chứng minh những trẻ ngủ với cha mẹ lâu hơn không chỉ gây bất lợi cho bố mẹ mà còn có có xu hướng trưởng thành chậm hơn những trẻ không ngủ chung với cha mẹ, các bé này sẽ sợ sống một mình khi lớn lên.
Không những thế, những bé ngủ chung với cha mẹ lâu hơn cũng thường dựa dẫm vào cha mẹ hơn. Vì vậy, khi trẻ đến độ tuổi thích hợp, cha mẹ nên bắt đầu tập con ngủ riêng.
Khi trẻ được 3-5 tuổi, đây là giai đoạn vàng phát triển tính cách, vì các bé đã có ý thức riêng. Nếu cha mẹ không hướng dẫn con đúng cách trong giai đoạn này, trẻ sẽ rất phụ thuộc vào cha mẹ khi lớn lên.
Trẻ ngủ với cha mẹ càng lâu thì ảnh hưởng của trẻ sau này càng lớn, sự phụ thuộc vào cha mẹ ngày càng nhiều. Một khi rời xa cha mẹ, trẻ sẽ không biết phải làm gì. Vì vậy, cha mẹ phải trau dồi cho con tính tự lập càng sớm càng tốt.
Do đó, khi trẻ sắp bước sang tuổi thứ 6 mà trẻ vẫn còn phụ thuộc vào việc ngủ cùng cha mẹ, lúc này cha mẹ nên cương quyết và tìm những phương cách mới để rèn cho con an tâm ngủ riêng.
Làm thế nào để giúp bé nhanh chóng thích nghi với việc ngủ riêng?
Để cách tập cho bé ngủ riêng đạt hiệu quả nhanh chóng, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Cha mẹ đồng hành khi trẻ ngủ
Nhiều phụ huynh cho biết trẻ khó ngủ trên giường riêng và các bé luôn đòi cha mẹ phải ngủ cùng. Những trường hợp như thế này là điều bình thường.
Để con có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, cha mẹ có thể đọc cho con nghe một số câu chuyện hoặc hát một vài câu hát cho con nghe. Điều này có thể giúp xoa dịu cảm xúc sợ hãi của bé, khi con đã ngủ, cha mẹ có thể nhẹ nhàng ra khỏi phòng.
Tách giường trước, sau đó mới chia phòng
Đầu tiên nên bắt đầu bằng việc cho trẻ ngủ riêng nhưng ở gần ngay phòng ngủ của cha mẹ. Cha mẹ cần ở ngay cạnh để quan sát và chú ý sự an toàn của con. Ngoài ra cha mẹ nên tránh để trẻ sợ hãi mang cảm giác bị bỏ một mình.
Khi trẻ đã dần chấp nhận việc phải ngủ một mình, cha mẹ nên để một màn che giữa chỗ ngủ của cha mẹ và con. Cuối cùng là cho trẻ ngủ một mình ở phòng riêng nhưng có sự giám sát của cha mẹ.
Khuyến khích trẻ
Cha mẹ nên có những cách khuyến khích con cái thích hợp để các bé có thể từ từ hình thành sự tự tin của mình.
Cha mẹ nên kiên nhẫn nếu con có sợ hãi hay không hợp tác, không nên la mắng con, điều này sẽ khiến các bé bị ám ảnh và tổn thương tâm lý.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet