Nhà tôi vốn ở trung tâm thành phố nhưng lấy chồng ngoại thành. Theo thông lệ như mọi năm, cơ quan cho vợ chồng tôi được nghỉ làm từ ngày nào là tôi phải cho bé Bông về quê nội để chuẩn bị đón Tết cùng nhà nội. ngay sau hôm ấy. Năm nay bắt đầu từ ngày 27 Tết, mẹ con tôi đã phải bồng bế nhau ăn Tết cùng nhà chồng cho đến mùng 5 ông bà hóa vàng xong xuôi để vợ chồng con cái chuẩn bị lên phố làm việc thì cũng hết Tết.
Gần chục ngày ở nhà nội không khiến bé Bông lên được lạng nào mà còn sụt cân và thêm ốm yếu. Bắt đầu từ 28 Tết, tôi liên tục bận rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, đi chợ sắm đồ tươi và gói bánh chưng nên không thể chăm chút cho con gái được. Tối 30, tôi lúi húi ở dưới bếp một hồi mà lúc lên nhà trên đã phát hoảng với bộ móng tay đỏ nhoe nhoét của con do được bà nội “làm điệu”. Tuy thấy giận nhưng cũng không thể nói được gì vì ngày tết rồi hì hục quay ra lấy cồn lau tay cho con sạch sẽ.
Nhà dưới quê của ông bà vốn gần đồng nên những cứ chiều tối và sáng sớm thì trời trở gió lạnh, Bông thì cứ lăng xăng không chịu ngồi yên một chỗ nên mới về quê được vài ngày đã có dấu hiệu viêm họng, ho liên tục.
Vẫn chưa hết khi suốt 2 ngày 30 và mùng 1 Tết, Bông ăn uống lấy hạt cơm nào vì được bà nội nuông chiều, khuyến khích cho hết kẹo nọ đến bánh kia làm bé ngang bụng đến giờ cơm là nguây nguẩy đẩy bát cơm ra. Suốt cả ngày tết đầu năm, cả nhà đi chúc tết hết bên nội đến bên ngoại của nhà chồng đến nỗi quá giờ cơm, tôi muốn chồng đưa hai mẹ con về nghỉ ngơi, cho con ăn bát cơm nóng sốt thì bà nội lại giục giã “ đi cố cho hết”. Người lớn đi cố như thế còn thấy mệt mỏi nữa là trẻ con. Bông lại không ăn uống gì có chất nên đến khuya hôm đó cả nhà được một phen kiếp vía vì bé hờn khóc do rối loạn tiêu hóa.
Ngày Tết đưa con về quê khiến giờ giấc sinh hoạt của bé nhà tôi bị đảo lộn (ảnh minh hoạ)
3 ngày Tết thì ngày nào tôi cũng phải dạy sớm chuẩn bị cơm nước cúng nhưng đến quá trưa mới hạ mâm để cả nhà thưởng cỗ lúc đó cơm canh cũng nguội lạnh nên có ngồi ăn cũng chỉ gọi là cho có “ hương xuân”.
Nhưng khoản ăn uống không thể đáng sợ bằng những tiếng cãi lộn, ồn ào, mùi khói thuốc của cánh đàn ông ngồi lai rai và sát phạt nhau bên chiếu bạc. Mà mọi người cũng biết rồi đó, nhà ở quê đâu phải có phòng riêng, tầng trên, tầng dưới nên mẹ con tôi đành phải chịu trận dù biết điều đó ảnh hưởng đến con nhưng không ở nhà thì biết đi đâu.
Đối với người nông thôn thì chỉ háo hứng việc chuẩn bị sắm sửa Tết nhất và hết mùng 1 thì coi như tết cũng gần hết vì chỉ một ngày anh em họ hàng trong nhà kéo nhau đi một vòng quanh làng thì cũng xong xuôi thủ tục chúc tụng.
Bên cạnh đó, điều khiến tôi kinh sợ nhất là con nhiễm những thói hư của trẻ con làng quê. Các cháu ở quê chồng tôi dù bé hay lớn đều rất hay nói bậy, nói tục nhưng ngày Tết họ hàng đến chơi lại ai cấm bé Bông chơi với các anh chị. Và hậu quả thấy ngay khi chiều mùng 5 Tết, tôi vừa ở dưới quê lên thì mấy cô bạn thân đến nhà chơi, các cô gọi Bông lại gần để lì xì thì Bông hét toáng lên “Cút đi” làm vợ chồng tôi vô cùng ngượng ngùng với bạn bè.
Đúng là Tết là ngày đoàn viên, gia đình sum họp ấm cúng nhưng nghĩ đến cảnh những ngày sắp tới vợ chồng tôi lại phải uốn nắn và rèn lại nề nếp cho cô con gái 3 tuổi thấy cũng mệt mỏi. Đúng là Tết… mệt thật!
Tâm sự của độc giả Nguyễn Lê Hoa (Hà Nội)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet