Nội dung

Ăn dặm là bước chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang thức ăn đặc. Không chỉ là giai đoạn phát triển thiết yếu, nó còn tạo sự thú vị đối với trẻ. Thời kỳ này, sữa vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp dưỡng chất cho trẻ trong thời gian ngắn. Khi trẻ lanh lợi hơn, thức ăn đặc sẽ trở thành phần chính trong khẩu phần ăn.

Hiện nay, các mẹ bỉm sữa Việt thường áp dụng  chế độ ăn cho con theo phương pháp khác nhau như ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm tự chỉ huy (BLW).

Là người mẹ có kinh nghiệm và chịu tiếp thu cái mới, chị Giang Hồng Ngọc (Quận 8-TP.HCM) nuôi dạy con theo phương pháp vừa khoa học vừa “tàn nhẫn”. Theo đó, chị nuôi con ăn dặm theo kiểu BLW và chú trọng kỹ năng sống, khả năng tự lập từ thuở nhỏ.

 Chịu tiếng ác 8x xinh đẹp tự hào con 4 tuổi chưa biết cầm ipad sợ bánh kẹo

Chị Giang Hồng Ngọc (Quận 8-TP.HCM) nuôi dạy con theo phương pháp vừa khoa học vừa “tàn nhẫn”

"Lừa" vị giác của con khiến trẻ sợ nước ngọt và bánh kẹo

Khi trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, các mẹ bỉm sữa thường áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc tự chỉ huy. Vậy, chị có nuôi con theo 2 trào lưu hiện đại trên?

Với bé lớn, mình cho con ăn dặm kiểu Nhật vì chưa có đủ kiến thức về BLW. Do đó, mình luôn sợ con ăn sẽ nghẹn hoặc xảy ra chuyện không hay. Mang bầu bé thứ 2, mình đã dành thời gian tìm hiểu về kiểu ăn dặm BLW. Sau đó, mình đã áp dụng phương pháp này cho cả bé lớn và bé nhỏ. Trong bữa ăn, con tự phục vụ bản thân và được ăn những gì yêu thích. Thậm chí, các con được ăn bao nhiêu tùy ý, mẹ không hề can thiệp.  Nhờ vậy, các con đi đâu mình không phải lo chuyện ăn uống, con ăn gì cũng được.

Thực đơn hàng ngày do chị đưa ra hay các con “yêu cầu”?

Tất nhiên là mình. Thường, mình sẽ tra cứu thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của các con xem chúng có an toàn khi ăn chung, đảm bảo chất dinh dưỡng hay không? Sau đó mình đưa danh sách món ăn cho con tự lựa chọn để mẹ chuẩn bị nguyên liệu chế biến.

Có khi nào bé chỉ một món ăn yêu thích nhưng…đến bữa lại không ăn? Chị đã làm gì để giải quyết tình huống đó?

Có chứ. Bữa con đưa thức ăn vào miệng 1-2 miếng rồi bỏ. Khi đó, mình đã phải giới thiệu lại thực đơn bằng cách đưa đồ ăn lên trước mặt con và nói đó là món gì, ăn ngon như thế nào? Đặc biệt, mình sẽ đưa vào tay con để bé cầm và ăn lại. Nếu con ngậm 1-2 lần vẫn nhả ra, mình sẽ để con nhả và không ép ăn nữa.

 Chịu tiếng ác 8x xinh đẹp tự hào con 4 tuổi chưa biết cầm ipad sợ bánh kẹo

Chị Ngọc tra cứu thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của các con xem chúng có an toàn khi ăn chung, đảm bảo chất dinh dưỡng hay không . Sau đó, chị sẽ đưa danh sách món ăn cho con tự lựa chọn để mẹ chuẩn bị nguyên liệu chế biến

Chị cho bé tự ăn như vậy, liệu cân nặng của bé có đảm bảo?

Mình không quan trọng tới cân nặng của con. Hiện tại, bé lớn (45 tháng) được 15kg và bé nhỏ (23 tháng) nặng khoảng 10,5kg. Với con mắt người Việt Nam, 2 con sẽ được coi là còi. Nhưng đến bệnh viện quốc tế kiểm tra, bác sĩ kết luận cân nặng, chiều cao của các con phát triển bình thường.

Ở trên, chị có nhắc tới câu chuyện các bé được ăn những gì yêu thích. Trong trường hợp 2 bé đòi một số đồ ăn nhanh hoặc uống nước có gas, chị cũng đồng ý?

(Cười) Con mình có chút đặc biệt. Cả 2 bé cùng không thích ăn kẹo, uống nước ngọt, xúc xích,… Không phải do mình cấm, con không thích vì sợ.

Theo mình biết, cảm giác đầu đời của con do tác động bên ngoài. Ví như, lần đầu cho bé ăn ớt, các mẹ nói với bé rằng: Ớt cay! Bé sẽ biết quả ớt vị cay. Do đó, mình đã đánh lừa khứu giác tạo cho bé sự không thích thú với đồ ăn. Khi con uống nước ngọt lần đầu, mình đã bảo với con thức uống cay để con có thể cảm nhận nước ngọt cay như ớt.

Với kẹo ngọt, mình phân tích cho con biết ăn kẹo dễ bị sâu răng, không ai khen xinh. Tiếp đó, mình cho con xem hình mấy bạn răng sâu phải đi bệnh viện hàn nhổ.

 Chịu tiếng ác 8x xinh đẹp tự hào con 4 tuổi chưa biết cầm ipad sợ bánh kẹo

 Chị Ngọc đã đánh lừa khứu giác tạo cho bé sự không thích thú với đồ ăn nhanh hoặc nước uống có gas

Con chưa bao giờ biết cầm ipad

Chị đã nuôi con theo kiểu rất khoa học và hiệu quả. Khi dạy con, chị có áp con theo những khuôn mẫu do bản thân chị đặt ra?

Mình không dạy con theo phương pháp thông minh đang rộ bây giờ. Khi con biết nhận thức, mình bắt đầu dạy con ý thức được phục vụ cá nhân và cách cư xử khi giao tiếp xã hội.Trong đó, mình chú tâm đến việc con biết xử lý tình huống và lắng nghe, chia sẻ, tự tin hòa đồng vào đám đông.

Chị có nghĩ, mình dạy con kỹ năng sống như vậy là quá sức của bé?

Với nhiều gia đình, họ sẽ dạy con kỹ năng sống khi chúng đã lớn. Riêng mình, mình xác định dạy con từ rất sớm. Khi được 6 tháng, con biết bò trường và ngã nhưng mình không lại nâng đỡ, dỗ dành. Mình để con tự đứng dạy, nín khóc và tập bò tiếp. Dần dần, con sẽ tạo được thói quen tự lập khi không có ba mẹ bên cạnh.

Liệu phương pháp dạy trẻ đó có hiệu quả?

2 đứa trẻ nhà mình đi đâu cũng được mọi người khen ngoan. Bé lớn gặp ai cũng chào hỏi lễ phép. Bé nhỏ biết hát nhiều bài, nói chuyện dứt khoát từng chữ. Thậm chí, con đã đạp được xe của chị Hai. Dù chân không tới, con vẫn biết dùng mẹo đạp xe vòng quanh nhà. Khi người lớn đưa đồ, con cầm bằng 2 tay và cảm ơn đúng chủ ngữ.

Hiện nay, nhiều bố mẹ lấy Ipad hoặc điện thoại di động “nhử mồi” để con chịu khó ăn hoặc chơi ngoan. Chị có vậy?

Ngay từ nhỏ mình đã rèn các con ăn ngoan, không phải sử dụng đồ điện tử để hấp dẫn. Vì vậy các con chưa bao giờ biết cầm hay đòi Ipad. Một số người đã nói các con tồ, không mở được máy như một số bé khác.

Dù vậy mình không cứng nhắc. Mỗi ngày mình dành 30 phút để con được xem chương trình yêu thích. Hết thời gian, mình sẽ tắt và các con rất vui vẻ chấp nhận.

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Chịu tiếng ác 8x xinh đẹp tự hào con 4 tuổi chưa biết cầm ipad sợ bánh kẹo

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm