Nội dung

Tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2, TP. HCM, hầu hết các trường hợp nhập viện điều trị chấn thương đầu là ở lứa trẻ đang chập chững biết đi. Chỉ trong 1 phút không chú ý là trẻ té ngã dẫn đến chấn thương.

Trường hợp gần đây nhất tại bệnh viện Nhi đồng 1, bé T.T.L, (4 tuổi, ngụ tại TP. HCM) nhập viện do bé chạy chơi té cầu thang đập đầu xuống sàn nhà. Sau đó bé L. có biểu hiện méo miệng, co giật toàn thân thì gia đình cho nhập viện cấp cứu. Kết quả chụp CT Scanner thì bé bị nứt sọ, máu tụ.

Trường hợp thứ hai là bé N.T.T.N (2 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu cũng do té từ trên ghế xuống sàn nhà. Theo gia đình kể, bé N. dùng gậy gỗ vui chơi khi đứng trên ghế lúc không có ai trông nên đã té xuống sàn nhà khiến một bên đầu sưng vù, tai bầm tím. Gia đình sau đó đã xoa dầu, thấy vết sưng và bầm có dấu hiệu tan, bé lại ăn uống được bình thường nên nghĩ không sao.

Đến sáng ngày hôm sau, bé ngủ lay người không dậy, mê man, nóng sốt, thở yếu ớt, mắt lờ đờ nên chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu. Qua khám và chụp CT Scanner xác định bé bị chấn thương sọ não, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy máu tụ.

Đó là hai trong nhiều trường hợp bé nhập viện cấp cứu khi cho vui chơi, chỉ trong 1 phút không chú ý của cha mẹ và người thân là bé té ngã dẫn đến chấn thương.

 Cẩn thận trẻ bị chấn thương sọ não khi chơi trong nhà

Trường hợp trẻ chơi tại nhà hay dùng các thiết bị điện tử mà phụ huynh không chú ý cũng dễ té ngã chấn thương đầu - Ảnh: V.Luận

Ngoài ra, khi cha mẹ không trông bé đúng cách khiến bé té ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường. Bé chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như nhà tắm, sàn nhà mới lau... cũng khiến bị chấn thương nặng.

Để phòng ngừa cho các bé, điều dưỡng Ngọc Lan – bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, phụ huynh hãy trông coi các bé cẩn thận, nhất là các bé nhỏ vì bé rất hiếu động, dễ té ngã. Đối với trẻ lớn, chúng ta phải hướng dẫn trẻ đi đứng cẩn thận.

Nếu chẳng may bé bị té ngã, chúng ta không nên la mắng vì sẽ làm bé cảm thấy sợ hãi hơn. Nên đưa bé đến các cơ sở y tế để kịp thời khám và chữa trị nếu té ngã.

Nếu bé được điều trị tại nhà thì cần theo dõi các dấu hiệu sau, đối với bé dưới 1 tuổi: Bé ngủ li bì khó đánh thức; Bé khóc dỗ không nín; Ói liên tục dù không ăn uống gì; Co giật; Ăn ít hơn phân nửa thường ngày; Bỏ ăn hoặc bỏ bú.

Đối với bé lớn hơn 1 tuổi:  Lơ mơ, ngủ khó đánh thức; Co giật; Đau đầu nhiều, dùng thuốc giảm đau không giảm; Ói nhiều; Thay đổi trong dáng đi, đứng; Mắt mờ; Nói lắp.

Nếu bé ngủ hơn 2 giờ thì nên đánh thức để kiểm tra các dấu hiệu trên, đồng thời đưa đến bệnh viện để khám và điều trị trở lại.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm