vắt sữa mẹ là việc cần thiết đối với những bà mẹ đi làm trong thời gian đang cho con bú. Điều đó vừa đảm bảo cho nguồn sữa mẹ luôn được cung cấp cho trẻ, vừa ngăn việc chảy sữa mẹ trong quá trình làm việc, và còn nhiều công dụng khác. Dưới đây là hướng dẫn của Viện dinh dưỡng ứng dụng về cách vắt cũng như bảo quản sữa mẹ .
Khi nào cần vắt sữa
Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:
- Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa.
- Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú.
- Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ trong khi tập bú trở lại.
- Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, uống khi trẻ không thể bú được.
- Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi xa hoặc mẹ bị ốm không cho trẻ bú được.
- Đề phòng núm vú bị nứt hoặc đau.
Kỹ thuật vắt sữa bằng tay
- Rửa tay sạch.
- Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, người mẹ thư giãn và nghĩ tới con.
- Vú để trần và được lau sạch bằng khăn mềm ấm.
- Chuẩn bị cho Oxytocin được tiết ra giúp đẩy sữa ra.
Tư thế massage lưng để kích thích phản xạ Oxytocin:
Các bước vắt sữa:
- Chuẩn bị cốc hay bình sữa, tất cả được luộc sạch và để khô.
- Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ấn ngón phải một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực.
- Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa, ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai.
- Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả khoang sữa.
- Vắt nhẹ nhàng theo nhịp bú của bé. Thường động tác vắt sau 10 giây sữa sẽ phun ra.
- Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.
- Vắt mỗi bên tối thiểu 3 đến 5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên.
Cách bảo quản sữa:
Nơi bảo quản | Nhiệt độ | Thời gian bảo quản |
Ở trong phòng | 19-26 độ C | 4 giờ (lý tưởng), có thể để 6-8 tiếng |
Trong ngăn mát tủ lạnh | <4 độ C | 3 ngày (lý tưởng), có thể để tới 8 ngày |
Trong ngăn đá tủ lạnh | -18 đế -20 độ C | 6 tháng (lý tưởng), có thể để tới 12 tháng |
Các lưu ý:
- Bình chứa nên làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, có nắp kín.
- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa lỏng.
- Chỉ để 60-120 ml sữa trong bình chứa (lượng sữa trẻ thường bú trong một bữa bú) để tránh lãng phí.
- Không đun sôi sữa, không cho sữa vào lò vi sóng để làm nóng.
Vương Linh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet