Chị Văn Thùy Dương sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, cả gia đình theo nghề giáo. Chị cũng là con gái của PGS –TS Văn Như Cương một thầy giáo ưu tú, mẫu mực được nhiều thế hệ học trò biết đến kính trọng. Cậu con trai cả của chị đang du học tại Mỹ còn cô con gái út Tô Sa (đang học lớp 11), sắp tới cũng sang nước ngoài học tập cùng anh.
Chị thừa nhận, cách dạy con của bản thân chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách giáo dục của cha: yêu thương nhưng luôn kỉ luật và nghiêm khắc.
Chị Văn Thùy Dương là con gái PGS-TS Văn Như Cương, một nhà giáo ưu tú được nhiều người biết đến. Tiếp thu từ cách dạy con của gia đình, chị áp dụng phương pháp để dạy các con.
Dạy con biết yêu thương từ nhỏ
Yêu thương là một trong những bài học đầu tiên chị muốn dạy cho các con ngay từ khi còn nhỏ. Chị kể, khi cậu con trai lớn nhà chị học lớp 1 chị sinh bé Tô Sa. Chị tạo cho con tình yêu thương bằng cách ra điều kiện: “Nếu con muốn được chơi với em thì con phải làm xong bài tập”. Có những chiều muộn đến trường đón con thấy bé vẫn ngồi lặng lẽ trong lớp làm bài trong khi các bạn đã về hết. Chị có thắc mắc thì con trả lời: phải làm hoàn thành bài cho xong để được về nhà chơi với em.
Chị quan niệm khi con yêu thích điều gì thì phải tạo điều kiện hoặc khích lệ động viên con. Chẳng hạn con yêu em gái như thế, nhân tiện chị tạo luôn cho con thói quen: con muốn thỏa mãn điều con thích, muốn chơi với em thì còn phải làm hết bài tập. Nếu chưa làm xong hết thì không được chơi. Chị nhẹ nhàng răn dạy con từ những việc đơn giản nhất và bé chấp hành nghiêm ngặt điều kiện của mẹ.
Đến lúc con trai lớn hơn 1 chút, chị hướng tới cho con trách nhiệm với em. Chị dạy con cách bế em, cho em ăn và chơi đùa nhường nhịn em. Chị bật mí: Cậu cả chăm em Tô Sa và bế em rất khéo dù chỉ 5 tuổi.
Tình yêu thương động vật cũng được chị quan tâm, hướng con từ nhỏ. Không như nhiều gia đình cấm đoán con lại gần động vật vì sợ mất vệ sinh hay nguy hiểm, chị thường cho con chơi với động vật từ bé. "Từ tình yêu chó, mèo, cây cỏ… con sẽ biết yêu hơn những thứ lớn hơn xung quanh và nhân cách của con sẽ dần hoàn thiện.", chị cho biết.
Chị và con gái Tô Sa, 2 mẹ con luôn chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống. Với mẹ, con là người bạn thân thiết nhất.
Dạy con thói quen ngăn nắp theo lối "mưa dầm thấm đất"
Mặc dù nhà chị có giúp việc nhưng chị không rèn cho con thói quen ỷ lại. Chị vẫn phân công cho con phần công việc rõ ràng. Quần áo của con, con chưa có khả năng giặt được thì con phải biết gấp và tự sắp xếp vào tủ đồ của mình.
Trong nhà chị, mọi thứ đều có trật tự và được sắp xếp ngăn nắp. Lọ tăm để đâu, nếu con có lấy lọ tăm cho bố hoặc mẹ thì sau khi mọi người dùng xong vẫn phải để lại nguyên vẹn chỗ cũ. Khi chẳng may mất điện hoặc chơi trò “nhắm mắt” con vẫn có thế tìm được mà không mất thời gian để chạy đi tìm. Đặc biết,khi đến trường mà có quên 1 thứ gì đó cần gấp, con có thể gọi điện đọc đường chỉ dẫn nơi con cất, người ở nhà sẽ dễ dàng giúp con.
Quần áo cũng như dụng cụ học tập mọi thứ đều được tỉ mỉ và sắp xếp cẩn thận. Theo chị, những việc rất đơn giản nhưng không hình thành cho con từ ban đầu sẽ rất khó khăn để thành nếp cho con.
Chị hình thành thói quen học “ mưa dầm thấm đất” cho các con từ khi còn nhỏ. Cho đến giờ, bé Tô Sa nhà chị khi bước vào các kỳ thi không vất vả như mọi đứa trẻ khác. Chị rèn cho con cách chú tâm và tập trung hết mình khi học tập với phương châm “việc hôm nay chớ để ngày mai”.
Bức thư chị viết tặng con trai khi con đi du học tại Mỹ
Dạy con tính kỷ luật
Rèn con tính kỉ luật là bài học thứ 3 mẹ Dương dạy con. Con học tập hay bất cứ làm một việc gì thì phải hoàn thành xong mới đứng dậy, không bỏ dở việc giữa chừng. Chẳng hạn đến giờ ăn cơm, con có 8 bài tập mà làm xong 7, con xin phép chị: “Mẹ ơi mẹ, con có thể ăn cơm luôn được không? Chị không đồng ý và thường nán lại để chờ con xong xuôi bài vở rồi cả nhà mới bắt đầu vào bàn ăn uống.
Chị không cho phép con làm nửa chừng mà tự cho mình ngồi nghỉ ngơi bằng cách bật nhạc ầm ĩ hoặc chơi điện tử…Chỉ khi nào con quá mệt mỏi thì sẽ cho phép đứng dậy vươn vai, thư giãn đi lại 5,7 phút rồi lại tập trung học bài tiếp. Ví dụ con đang làm 1 việc gì đó mà bỏ dở, mẹ nhẹ nhàng dặn con: “Con không được làm thế, đến khi nào hoàn thiện xong rồi mới tính đến việc khác”. Dần dà như vậy, con sẽ có thói quen có trách nhiệm và kỉ luật với bản thân mình hơn trong bất cứ việc gì.
Đại gia đình chị có thói quen đi chùa hàng tuần. Chị cũng đưa con đến chùa vừa để tịnh tâm và dạy con những bài học về hoàn thiện nhân cách
Sau giờ ăn cơm, chị muốn các con đưa tăm cho bố mẹ mà con đang bận việc, chị không gọi lớn, chỉ “ám hiệu” nhẹ nhàng: “Tăm ơi, tăm đâu rồi nhỉ”. Đó là “quy định ngầm” giữa bố mẹ và con cái. Cách nhờ ấy tạo không khí vui vẻ, thoải mái, con sẽ không khó chịu khi đang dở việc mà mẹ nhờ vả. Mọi người vui vẻ để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.Chị rèn luyện cách yêu thương chan hòa cho con từ những việc đơn giản, nhẹ nhàng ấy.
Ngày bé khi cho các con ăn cơm, mọi gia đình đều khó khăn và dùng mọi biện pháp để ép ăn với con trẻ. Còn chị, chị cho con ăn theo cách nhẹ nhàng hơn qua những câu chuyện và lời nói bông đùa: “Đổ xăng xong chạy vòng rồi khi mệt mẹ con mình lại đổ xăng tiếp”. Con vui vẻ ăn mà không hề quấy khóc, từ chối đồ ăn từ mẹ.
"Các mẹ nên hình thành cho con cách tự lập làm việc và kỉ luật trong tất cả mọi thứ, kể cả nghiêm khắc với chính bản thân mình." chị Dương cho biết. Theo chị, tất cả thói quen và tính cách phải hình thành từ lúc nhỏ chứ không phải lên cấp 3, Đại học mới rèn. Chẳng hạn như việc đi trái giầy, dép không bao giờ mình nhắc và cúi xuống đi ngay ngắn cho con. Khi con ra bên ngoài, sẽ có người nói cho con: “Bạn đi nhầm dép rồi kìa”, con sẽ tự xấu hổ và lần sau sẽ chỉn chu khi chuẩn bị ra ngoài.
Chị không ngăn cấm chuyện yêu đương của con, chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở qua những câu chuyện vui hàng ngày.Theo chị, đó là cách giáo dục con tế nhị và hiệu quả nhất
Chị Văn Thùy Dương là một người phụ nữ thành đạt, thành đạt hơn nữa khi có 2 con giỏi giang biết phấn đấu. Người mẹ ấy có cách nuôi dạy con đặc biệt, đáng học tập
Chị không giấu những vất vả của bản thân vì không muốn đi theo lối mòn của mẹ chị. Chị kể, ngày xưa gia đình nấu món ngon, bà thường nhường nhịn hết cho chồng con. Nhà thịt con gà, bà nhận phận xương, phần chân về phía mình với lý do: mẹ thích ăn những thứ ấy. Đó là sự hi sinh thầm lặng của mẹ chị nhưng đôi lúc chị không tán thành. Chị muốn chia sẻ cho con cả những khó khăn để các con hiểu: nuôi dưỡng các con mẹ phải tảo tần như thế nào? Từ đó con sẽ trân trọng công ơn dưỡng dục của bố mẹ hơn và cố gắng học tập, phấn đấu.
Trong cuộc sống chị và các con như những người bạn thân thiết nhất. Con gái chị, Tô Sa vẫn tâm sự cho mẹ tất cả những chuyện diễn ra hàng ngày: từ việc ở trường ở lớp đến những mối quan hệ riêng tư. Chị không ngăn cấm con quá gắt gao chuyện yêu đương khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thay vào đó, mỗi ngày chị sẽ kể cho con nghe những câu chuyện liên quan đến chủ đề tình yêu giới tính để con tự hiểu và rút kinh nghiệm cho riêng mình. Với chị, việc ngăn cấm các con như con dao hai lưỡi. Càng cấm đoán sẽ khiến trẻ càng tò mò và muốn thử. Điều cốt yếu là lựa chọn cách khôn khéo và tế nhị nhất để giúp các con phòng tránh cám dỗ và bảo vệ bản thân mình.
Những bài học đầu đời chị dạy con như thế : từ cách yêu thương, sự ngăn nắp gọn gàng đến tính kỉ luật. Theo chị : mọi thói quen đều nên hình thành từ khi các con còn nhỏ đừng để khi con lớn lên mới vồn vã dạy. Hai con chị được mẹ cho vào khuôn khổ từ bé nên khi lên cấp 2, 3 hay Đại học luôn giữ được tính kỉ luật và trách nhiệm cao trong bất cứ việc gì. Hai con đều học giỏi, đặc biệt cậu con trai cả luôn nhận được học bổng khi du dọc bên Mỹ.
Thành công ấy là do những bí quyết dạy con đặc biệt, khoa học mà chị Dương rèn rũa cho các con ngay từ khi còn nhỏ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet