Nội dung

Bệnh tay chân miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phù hợp để bé nhanh khỏi bệnh.

1. Dấu hiện trẻ bị tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng, bé có thể có một hoặc một số các triệu chứng sau đây:

- Sốt, viêm họng, mệt mỏi.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi mẹ cần biết

Bé bị phát ban đỏ không ngứa, đôi khi phồng rộp. (Ảnh minh họa)

- Các nốt rát đỏ hoặc lở loét xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má.

- Phát ban đỏ không ngứa, nhưng đôi khi phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chây và mông.

- Bé khó chịu hay quấy khóc.

- Ăn mất ngon.

Thông thường, thời kì từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng là 3-6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, tiếp theo là đau họng và thỉnh thoảng bỏ ăn và khó chịu.

1 hoặc 2 ngày sau khi sốt, các vết đỏ gây đau có thể xuất hiện ở miệng và cổ họng. Các vết phát ban nổi lên ở bàn tay, bàn chân và mông trong 1 hoặc 2 ngày.

Các vết loét ở miệng và cổ họng cũng có thể là dấu hiệu của việc bé bị nhiễm vi rút herpangina. Nếu bé bị nhiễm herpangina thì sẽ thường sốt cao đột ngột và co giật. Các vết loét trên bàn tay, bàn chân hoặc các bộ phận cơ thể khác là rất hiếm. Cha mẹ cần phân biệt giữa hai loại bệnh để có cách điều trị thích hợp.

2. Cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng để bé nhanh khỏi

Cách ly bé:

Khi phát hiện bé có dấu hiệu tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu bé được chuẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ:

Để giúp bé nhanh khỏi bệnh mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp, cho bé ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.

- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và nên tăng số lần cho bé bú.

- Nên cho bé ăn những món bé thích.

- Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng để giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn bao gồm cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,...

- Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bé ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn.

- Tăng cường cho bé uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổng sung vitamin.

- Nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ không nên ép buộc. Cho bé uống 1 ly sữa để bù vào.

- Bé cần ăn từ 3 đến 5 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 đến 4 giờ.

- Sau khi ăn cho bé súc miệng bằng nước muối.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé.

- Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Mẹ nên nhẹ nhàng tắm cho bé để không làm tổn thương da, phòng tắm cần kín gió.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi mẹ cần biết

Khuyến khích bé rửa tay thường xuyên. (Ảnh minh họa)

- Bé cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để giảm bớt sự lây lan.

- Vật dụng ăn uống hàng ngày của bé nên được tiệt trùng và không sử dụng chung.

- Quần áo, đồ chơi của bé cần được sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn.

- Mẹ hoặc người chăm sóc cho bé cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé.

3. Trường hợp cần đến bác sĩ

Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ và chỉ gây ra sốt vài ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Trong trường hợp sốt hơn 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và cao hơn 39 độ C với trẻ dưới 6 tháng mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Trong trường hợp bé không hạ sốt trong 2 ngày bé cũng cần được đưa đi viện.

Mẹ cũng cần để ý xem bé bị mất nước không? Nếu bé bị đau họng không thể uống nước hoặc ăn uống ít hơn bình thường thì cần đưa bé đi khám.

Bệnh tay chân miệng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy mẹ cần để ý đến bé thường xuyên, đặc biệt khi bé ngủ.

>> XEM TIẾP: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm