Nội dung
Khi bị bỏng, bong gân, chấn thương sâu làm chảy máu nhiều, bên cạnh việc phải giữ bình tĩnh, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sơ cứu đúng cách nhất.

Bỏng

Theo Viện Bỏng Quốc gia, mỗi năm Việt Nam có đến hàng ngàn lượt người bị bỏng ở các mức độ khác nhau. Những vết thương do bỏng có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Sau đây là các bước sơ cứu đúng khi bị bỏng:

Các bước sơ cứu vết thương đúng cách nhất

- Đưa nạn nhân đến nơi an toàn hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bỏng (dập lửa, rửa trôi hóa chất gây bỏng, ngắt nguồn điện, cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng trên người nạn nhân...)

- 30 phút đầu là thời điểm vàng để làm mát vùng bỏng. Cần nhanh chóng ngâm nước hoặc đắp khăn ướt lên da bị bỏng. Không chườm đá hay bôi kem đánh răng.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị bỏng, bù nước nếu cần.

- Nếu bị bỏng ở vùng mắt, nên nhanh chóng đưa đến cơ sở cấp cứu gần nhất, tuyệt đối không cố lấy dị vật ra khỏi mắt.

Bong gân

Nếu là người chơi thể thao, hẳn bạn không ít lần bị bong gân với các biểu hiện khó chịu như sưng đau, khó cử động, bầm tím, biến dạng khớp (trường hợp nặng). Khi gặp sự cố này, bạn hãy:

Các bước sơ cứu vết thương đúng cách nhất

- Hạn chế cử động chỗ bị bong gân

- Băng ép nhẹ khu vực này

- Chườm đá vùng bị tổn thương

- Nếu bị tê ở đầu chi vùng bị băng ép, cần nới lỏng băng ra một chút.

Điều không nên làm nhưng nhiều người hay mắc phải khi bị bong gân là nắn bóp vết thương hoặc chườm nóng, xoa dầu nóng hoặc quấn băng nóng bằng các loại thuốc Đông y. Những việc này sẽ làm tăng nhiệt, gây giãn mạch vùng có vết thương. Máu sẽ dồn đến vùng bị đau nhiều hơn, gây phản ứng sưng viêm, vì vậy chỗ bong gân sẽ khó lành hơn.

Vết thương chảy máu

Va chạm khi tham gia giao thông, té ngã... đều có thể khiến bạn bị tổn thương, chảy máu. Vết thương mất máu nhiều dẫn đến sốc, bất tỉnh. Các trường hợp này, cần tiến hành các bước sơ cứu:

Các bước sơ cứu vết thương đúng cách nhất

- Nên đeo găng tay cao su, nylong khi sơ cứu để hạn chế nhiễm trùng, nguy cơ lây bệnh.

- Dùng gạc, vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu. Nếu máu chảy ướt miếng gạc thì lấy miếng gạc mới đè lên.

- Kê cao phần chi có vết thương, đồng thời đỡ nạn nhân nằm để giảm lượng máu chảy đến vết thương.

- Hạn chế việc tự ý di chuyển nạn nhân.

- Không tự ý rút dị vật khỏi vết thương vì dễ gây mát máu và nhiễm trùng hơn.

- Nhanh chóng đưa đi cấp cứu nếu vết thương quá sâu, chảy máu nhiều.

Tin Update
  • 16/04/15 14:47 Bí quyết hay giúp phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân
  • 16/04/15 14:47 Đau rát “đường thoát nước”
  • 16/04/15 10:43 Mỡ trong máu cao có thể gây chết người
  • 16/04/15 09:36 5 lợi ích bất ngờ của việc "tự sướng"

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng khi mẹ bầu ăn kem

Nếu đang mang thai, bạn phải hết sức cẩn thận với món kem, vì món kem ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của em bé trong bụng. 1. Gây rối loạn tiêu hóa Kem ăn ngay sau khi lấy từ tủ lạnh ra không...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm