Tôi từng trò chuyện với một số cha mẹ trẻ, họ thường có một trong 2 hành động sau khi bé làm sai.
- Một là họ cho rằng bé còn quá nhỏ để la mắng hay răn dạy.
- Hai là họ giận dữ và dẫn bé ra một góc và bắt bé úp mặt vào tường, thậm chí đánh vài roi vào tay hay mông bé.
Không phải dễ dàng để cha mẹ có thể bình tĩnh và xử lý với những hành động thái quá của các bé (đặc biệt các bé ở độ tuổi từ 1.5 đến 4 tuổi - độ tuổi có nhiều thay đổi về hành vi nhất), trừ khi cha mẹ hiểu được những lí do nào làm bé hành động như vậy. Quan trọng hơn, hành vi của bé bắt đầu từ khi nào
Vậy cha mẹ nên hiểu về hành vi thái quá của trẻ thế nào cho đúng?
1. Sự thật làm trẻ nhà bạn trở nên "vụng về" trong xử lý hành vi:
- Thứ nhất, bé dưới 1 tuổi thường thiếu ngôn ngữ để diễn tả các cảm giác khó chịu của bé như: không muốn ăn nữa, bé quá mệt, bé quá no, bé đói, bé khó chịu với tã bị ướt sủng, ... Hành động của bé chỉ đơn thuần là cho mẹ bé hiểu rằng: bé đang gặp khó khăn, bé cần sự thông hiều của mẹ, bé cần yêu thương.
- Thứ hai, bé từ 1 tuổi - 5 tuổi thường thiếu cách diễn đạt ngôn ngữ khi xử lý 1 tình huống làm bé khó chịu. Ví dụ bé thường cắn/đánh bạn khi bé khác lại chơi cùng vì bé chưa đủ cách diễn đạt về ngôn ngữ để xử lý tình huống này như người lớn.
2. Điều cha mẹ nghĩ sai về trẻ
Giáo sư - Bác sĩ Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc cho biết:
- Cha mẹ thường nghĩ bé quá nhỏ, không hiểu hành vi sai hay đúng. Trên thực tế, các bé từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu học hành vi. Tuổi học hành vi mạnh mẽ nhất là từ 10 tháng tuổi. Nên nhớ là, hành vi của bé là hầu như học từ hành vi của cha mẹ (người chăm sóc bé) và cách mà cha mẹ (người chăm sóc bé) xử lý tình huống".
- Cha mẹ nghĩ phạt bé sẽ làm bé có hành vi tốt hơn cho lần sau. Trên thực tế, các hành vi la mắng, dọa nạt (như hù "Ông Kẹ", "Công An", "Bà ba bắt bỏ thùng đá",...), thậm chí đánh đập dưới mọi hình thức (vào tay, mông, mặt bé) là hoàn toàn vô nghĩa với các hành vi của bé. Thậm chí, các hành động này là sẽ làm ảnh hưởng đến hình thành tín hiệu phát triển vùng đại não của bé, làm bé bắt đầu rối loạn nhận thức cá nhân của bé trong hành động đúng hay sai. Điều này dẫn đến các bé trở nên ương bướng hơn.
3. Những điều cha mẹ nên làm khi nuôi dạy trẻ
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Cha mẹ nên nhận biết tình huống không thoải mái nào bé đang gặp phải. Xử lý ngay và quan tâm đến bé hơn sau đó.
Một số hành vi thường gặp như bé ngậm thức ăn trong miệng, nhưng không muốn nuốt. Đó là biểu hiện của một số lí do như bé bị ăn nhiều hơn lượng ăn bé cần (nguyên nhân thường dẫn đến biếng ăn), hoặc bé bị phân tán bởi một trò chơi/TV, hoặc bé đã từng trải niệm với cấu trúc thức ăn sai,...
Các bé thường ngậm là do cha mẹ xử lý hành vi của bé sai. Bé vẫn luôn ngậm vì bé hiểu đây là cách mà làm cha mẹ dừng những hành động làm mình khó chịu, không thích hoặc thậm chí để bé ra điều kiện để đòi hỏi một món đồ chơi yêu thích. Mẹ càng phản ứng, dù bằng nhiều cách (dụ xem Ipad để bé mở miệng, hoặc cố đút muỗng vào, hoặc la mắng bé), bé càng ngậm lâu hơn hoặc khóc, đẩy thức ăn. Về sau, bé sẽ quay đầu khi thấy bạn.
Để giải quyết vấn đề này khá đơn giản. Bạn không nên chú ý đến việc ngậm của bé. Bạn nên làm bé chú ý là bạn có 1 muỗng đồ ăn ngon hơn (loại thức ăn khác). Ví dụ như xé con tôm cho bé xem, bạn ăn cho bé xem, sau đó hỏi bé có muốn thử không. Nếu bé có vẻ chú ý đến bạn, bạn hỏi bé "con có muốn nhả thức ăn ra không, để thử món này". Cứ thế, mà làm bé quên hành vi sai của mình. Nếu bé kéo dài sự ngậm hơn 10 phút, lau miệng bé, rồi đợi 2 tiếng sau lại cho bé ăn lại.
- Khi bé từ 10 tháng tuổi trở lên, mọi hành vi của cha mẹ sẽ là mẫu cho các bé bắt chước. Do đó, nên hạn chế những hành vi xấu.
Hành vi thường gặp là khi trẻ bị la mắng thường vung tay đánh lại, hoặc dậm chân trên mặt đất, hoặc đánh vào vật dụng khác và khóc.
Bé làm vậy là biểu hiện hành vi khi bé cảm thấy bị mất yêu thương đột ngột. Đa phần, đây là hành động thông thường, nhưng nếu không xử lý tốt sẽ làm bé ương bướng.
Do vậy, khi bé làm gì sai và bạn chuẩn bị la/mắng, bạn nên bế và dẫn bé ra khỏi nơi bé làm sai. Để 3 phút yên lặng không nói gì với bé, 3 phút này cũng làm bạn bình tĩnh hơn. Sau đó, bạn dẫn bé lại nơi xảy ra tình huống sai đó và nói với bé: "Con vừa mới làm 1 việc làm bố/mẹ rất không hài lòng". Sau đó bạn hỏi bé có vui vẻ giải quyết vấn đề với bạn không.
Ví dụ, bạn vừa dọn đống đồ chơi mà bé lại bày ra. Bạn không nên la bé hoặc giành lấy đồ chơi trên tay trẻ. Bạn bế bé đến chân cầu thang và ngồi im lặng với bé 3 phút. Sau đó, bạn dẫn bé lại khu vực bừa bộn và nói với giọng nghiêm là bạn không hài lòng. Tiếp theo, bạn hỏi bé liệu con có thể lấy những chiếc xe hơi cho vào giỏ giúp bố/mẹ được không? Làm nhiều lần như vậy, bé cảm thấy được tôn trọng, không bị mất yêu thương đột ngột, hơn nữa bé cảm thấy giúp mẹ là việc làm bé thích hơn (thường thì bé nào cũng thích làm điều này, nhưng cha mẹ ít cho trẻ cơ hội để tự lập)
- Đối với trẻ trên 1 tuổi:
Khi bé làm sai, cha mẹ nên tách trẻ ra khỏi tình huống để có thời gian suy nghĩ hành động của mình (2-5 phút). Sau đó, bạn thể hiện quan điểm "không hài lòng của bạn" bằng cách đứng thẳng, 2 tay để 2 bên hông (tuyệt đối không chỉ tay vào mặt bé) và nói với giọng nghiêm là mẹ không hài lòng về hành vi của con. Cha mẹ cũng nên bắt đầu dạy bé xử lý tình huống bằng ngôn ngữ, thể hiện quan niệm "không" của cha mẹ nên rõ ràng để bé hiểu là bạn đang nghiêm túc dạy bé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet