Canxi đóng vai trò thiết yếu đối với cơ thể. Khi thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, bé sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.
Vì vậy, việc cần cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Vai trò của canxi ở trẻ nhỏ
Trẻ quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát là những di chứng của còi xương nặng.
Ở trẻ lớn hơn thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, gầy yếu¸chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, ngủ không ngon giấc…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhi khoa, lượng canxi cần thiết bổ sung mỗi ngày cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi là 300 mg, từ 7 – 12 tháng tuổi là 400 mg. Đối với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, nếu bú mẹ hoàn toàn sẽ không cần bổ sung thêm canxi bên ngoài, vì lượng canxi trong sữa mẹ đã đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Canxi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé. (Ảnh minh họa).
Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu canxi cao hơn nhằm phục vụ cho xương tăng trưởng, có thể bổ sung bằng sữa giàu canxi, chế phẩm từ sữa hoặc các thực phẩm khác như đậu nành và hải sản. Trong trường hợp cần thiết mới bổ sung thuốc canxi, song cũng cần phải chú ý đến lượng tối đa. Nếu hấp thu đủ canxi, bé sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.
Ngược lại, thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến dễ bị còi xương, chậm lớn. Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi ở trẻ nặng hay nhẹ mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhẹ thì khi trẻ ngủ hay bị giật mình kèm theo những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài nhiều giờ, thậm chí suốt đêm.
Các bà mẹ cần làm gì?
Để phòng tránh thiếu canxi cũng như tăng sức đề kháng, trẻ phải được bú mẹ sớm và kéo dài đến 18 – 24 tháng, trong đó 4 – 6 tháng đầu phải được bú mẹ hoàn toàn.
Để cung cấp đủ canxi cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học cho các bé. Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…) là những nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, các loại rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, sò), cá, đậu… cũng là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.
Ngoài chế độ ăn uống, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý cho con mình thường xuyên được tắm nắng, vận động ngoài ánh nắng để tăng cường hấp thu vitamin D và canxi.
Bổ sung canxi thế nào cho đúng?
Các bà mẹ chỉ nên sử dụng thuốc bổ sung canxi cho con khi được bác sĩ kê đơn và tư vấn cụ thể. Trong thời gian từ 0 – 12 tháng tuổi, các bé còn bú sữa mẹ, các bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, ăn thêm bữa hoặc uống 200 ml sữa công thức trước khi ngủ vì sữa mẹ được tiết nhiều vào ban đêm.
Thời gian bổ sung canxi cũng quan trọng. Nếu bổ sung canxi cho bé vào ban ngày, các chất axit folic và axit tannic có nhiều trong thức ăn dạng thực vật sẽ kết hợp với ion canxi để hình thành nên muối canxi không thể hòa tan, bài tiết trực tiếp ra ngoài, qua chất thải mà không được cơ thể tận dụng một chút nào.
Trong thức ăn dạng động vật lại chứa nhiều chất béo, khi hết hợp với ion canxi cũng sẽ đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, việc bổ sung canxi đồng thời với bữa ăn sẽ giảm thiểu khả năng hấp thụ.
Ngoài ra, cũng không được bổ sung canxi lúc đói, vì canxi bổ sung qua đường miệng vẫn cần có acid dạ dày mới phân giải được thành các ion canxi để cơ thể hấp thụ, trong khi đó, acid dạ dày chỉ tiết ra khi thức ăn được nhai trong khoang miệng. Khi bụng đói mà bổ sung canxi là một việc làm lãng phí và vô tác dụng. Nên bổ sung canxi cho bé trước khi đi ngủ để đảm bảo khả năng hấp thụ cao nhất.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet