Các đầu ngón tay có mối quan hệ mật thiết với não, được ví như bộ não thứ hai của con người. Chỉ riêng một đầu ngón tay nhỏ xíu của bé đã tập trung lượng dây thần kinh nhiều gấp 10 lần khu vực chân, đùi.
Khi các ngón tay bé được sử dụng linh hoạt để cầm muỗng, đồ chơi thì các tế bào thần kinh trên bề mặt được tác động, tạo ra phản ứng dây chuyền, giúp lưu lượng máu não tăng 30% và khả năng xử lý thông tin tăng đáng kể.
Vì vậy, để kích thích trí thông minh của trẻ, bạn nên cho con tập luyện ngón tay, bàn tay phù hợp với độ tuổi.
Bé từ 0-1 tháng tuổi
Thời điểm này, não bộ của bé chưa phát triển đầy đủ. Để kích thích sự phát triển của não bé, bố mẹ có thể sử dụng phương pháp massage ngón tay cho bé.
Bạn dùng đầu ngón tay của mình vuốt ve lần lượt mặt trước, mặt sau của cả 5 đầu ngón tay bé. Sau đó, dùng ngón cái vuốt nhẹ dọc theo ngón tay bé.
Massage ngón tay cho bé từ lúc sơ sinh giúp thúc đẩy năng lực trí tuệ của bé. (Ảnh minh họa)
Bé từ 2-6 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, bạn nên cho tay bé tiếp xúc với các vật liệu khác nhau như: nhựa, lá cây, silicon, kim loại… Bằng cách chạm vào nhiều loại bề mặt khác nhau, tay bé sẽ nhạy cảm hơn và bé có thể trải nghiệm đầy đủ cảm giác độ bám khác nhau của chúng.
Bé từ 4-6 tháng tuổi
Đến tầm tuổi này, tay bé đã có thể cầm, nắm đồ vật. Bạn có thể đặt một số đồ chơi ở phía trước hoặc cạnh bé để bé với lấy. Khi bé cầm được đồ vật, bạn nên khuyến khích bé lắc hoặc bấm, xé đồ vật đó.
Ngón tay càng hoạt động linh hoạt, bé càng thông minh. (Ảnh minh họa)
Bé từ 7-9 tháng tuổi
Lúc này, bé đã học được nhiều thao tác khác nhau với ngón tay. Bạn có thể cho con tập lắp khối xây dựng, lật sách… Ngoài ra, đây là thời điểm thích hợp để bé học bật một ngón tay ra như khi đếm.
Bé từ 10-12 tháng tuổi
Bé gần một tuổi nên được chơi với các loại đồ chơi có chi tiết phức tạp, trống, lúc lắc hoặc xe ô tô. Các động tác của tay càng phức tạp thì càng có lợi cho hoạt động tư duy của đại não. Lúc này bé đã có thể hiểu lời nói của người lớn nên bạn có thể dạy bé múa, quơ tay hay khuyến khích bé bóc vỏ bánh, bóc vỏ hộp để tăng lực tay.
Khi gần 1 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích bé học đếm để rèn luyện ngón tay cũng như trí thông minh. (Ảnh minh họa)
Khả năng vận động là một phần của năng lực trí tuệ. Trí thông minh của trẻ ngoài yếu tố gen di truyền còn có thể tập luyện ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cho trẻ bắt đầu tập luyện tay càng sớm càng tốt để khơi gợi năng lực trí tuệ của trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet