Nội dung

1. Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Thông thường bé nên bắt đầu ăn dặm khi được khoảng 6 tháng tuổi. Đây là một bước rất quan trọng trong sự phát triển của bé khi được khám phá những hương vị mới, cách kết hợp mới đầy thú vị.

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, việc bé ăn được nhiều hay ít không quan trọng bằng việc tạo cho bé thói quen ăn dặm vui vẻ vì bé sẽ vẫn nhận được phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa công thức.

Biết trước 5 bí kíp này để việc cho con ăn dặm lúc nào cũng nhàn tênh

Nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi

2. Tại sao phải đợi đến khi trẻ sẵn sàng?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có thể nhận được mọi chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi 6 tháng tuổi. Việc chờ đến thời điểm đó rồi mới cho bé ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển đầy đủ để có thể tiêu hóa được thức ăn dặm.

Nếu bạn nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bé sẽ được bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Sữa mẹ vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ bé cho đến khi bé bắt đầu ăn dặm.

Đợi đến khi bé sẵn sàng ăn dặm sẽ tiết kiệm thời gian hơn cho mẹ bởi khi trẻ đã có “kỹ năng” nuốt tốt sẽ ăn tốt hơn và ít gây ra "thảm họa" khi ăn uống.

3. Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm đầu tiên

- Bé có thể ở trong tư thế ngồi và giữ đầu chắc chắn.

- Bé có thể kết hợp giữa mắt, tay và miệng để có thể tự nhìn vào thức ăn, cầm nó lên và đưa vào miệng.

- Bé có thể nuốt thức ăn tốt: những trẻ chưa sẵn sàng thông thường sẽ dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra, khi đó thức ăn dính trên mặt bé còn nhiều hơn trong miệng.

Ngoài ra, có một vài dấu hiệu mà nhiều người thường lầm tưởng đó là việc bé đòi ăn dặm nhưng trên thực tế không phải:

- Mút nắm đấm tay

- Thức dậy vào ban đêm cho dù trước đó bé đã ngủ suốt đêm

- Đòi uống thêm sữa

4. Những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

- Luôn luôn ở bên cạnh con khi trẻ ăn dặm để tránh trẻ bị sặc hay hóc

- Cứ để bé thoải mái chạm hay cầm nắm thức ăn

- Nếu bé thích dùng các ngón tay để ăn hãy cứ cho phép

- Không ép trẻ ăn, nếu hôm đó trẻ không hứng thú thì hãy đợi đến lần sau

Biết trước 5 bí kíp này để việc cho con ăn dặm lúc nào cũng nhàn tênh

Không ép trẻ ăn nếu trẻ chưa muốn. Ảnh minh họa

- Nếu sử dụng thìa, hãy đợi đến khi bé há miệng rồi mới đưa thìa vào miệng. Đôi khi có những bé cũng thích tự cầm thìa nên mẹ hãy cho bé được tự nhiên nhé.

- Hãy bắt đầu với lượng thức ăn ít thôi, chỉ một vài miếng hoặc một vài thìa một ngày.

- Kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho bé dùng.

- Không cho đường, muối, viên súp vào trong đồ ăn dặm hay nước uống của bé.

5. Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn

5.1 Trẻ từ 6 tháng

- Thức ăn đầu tiên

Những thức ăn đầu tiên có thể là trái cây, rau củ được nấu mềm hoặc nghiền nhuyễn như khoai tây, khoai lang, cà rốt, táo, lê, một số loại trái cây mềm khác như đào, dưa, gạo cho trẻ em, ngũ cốc trẻ em trộn sữa…

Vẫn tiếp tục cho trẻ ăn sữa mẹ và sữa công thức nhưng đừng vội cho trẻ uống sữa bò (như một thức uống) cho đến khi trẻ 1 tuổi.

- Thức ăn trẻ tự cầm

Những thức ăn này sẽ được cắt nhỏ ra thành các miếng nhỏ đủ để trẻ có thể nắm trong lòng bàn tay. Đây là lúc bé sẽ học nhai. Hãy cố gắng chọn những đồ mềm như chuối chín, bơ chín…

Biết trước 5 bí kíp này để việc cho con ăn dặm lúc nào cũng nhàn tênh

Ảnh minh họa

- Thức ăn tiếp theo

Khi bé đã ăn tốt các thức ăn của 2 giai đoạn trên, bé có thể ăn được thịt đã nấu chín kỹ như gà, cá (nhớ kiểm tra thật kỹ để chắc chắn không còn xương cá sót lại trước khi cho bé ăn), mì ống, mì, bánh mì, gạo, trứng luộc nghiền…

Bé cũng có thể ăn các sản phẩm từ sữa như sữa chua (nên chọn loại không đường hoặc ít đường). Sữa bò có thể được sử dụng trong việc nấu hoặc trộn với các thức ăn khác.

- Nước

Hãy cho bé làm quen với cốc khi được 6 tháng và uống vài giọt trong bữa ăn. Việc dùng cốc sẽ giúp bé học cách nhấm nháp và sẽ tốt hơn cho răng.

5.2 Trẻ từ 8 đến 9 tháng

Trẻ sẽ dần tăng số lượng bữa ăn lên 3 bữa/ ngày và các món ăn sẽ là sự kết hợp của thức ăn nghiền, thức ăn mềm và thức ăn cắt nhỏ.

Chế độ ăn uống của bé nên bao gồm đa dạng các loại thức ăn sau: hoa quả và rau, bánh mì, gạo, mì ống, khoai tây và các thực phẩm có nhiều tinh bột khác, thịt, cá, trứng, đậu và các nguồn protein khác không phải sữa và các sản phẩm từ sữa.

5.3 Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Thời điểm này bé đã ăn 3 bữa/ ngày, cắt nhỏ thức ăn nếu cần. Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bò cũng như các đồ ăn vặt lành mạnh như hoa quả, rau, bánh mì, bánh gạo…

Bây giờ thì trẻ có thể uống sữa bò được rồi, hãy chọn các sản phẩm sữa béo vì trẻ dưới 2 tuổi cần chất béo và vitamin để phát triển cơ thể.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm