Chị Giang (Trung Quốc) cho con bú từ khi đứa trẻ lọt lòng. Chính vì thế con trai chị Giang trộm vía khỏe mạnh, bụ bẫm và vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên khi con trai được 1 tuổi, sữa trong cơ thể chị Giang không còn nhiều, bên cạnh đó chị cũng phải đi làm với cường độ nhiều hơn. Do đó người mẹ quyết định sẽ cai sữa sớm cho con để đứa trẻ không bị lệ thuộc vào ti mẹ.
Chị Giang quyết định cho con bú sữa ngoài kết hợp ăn dặm nhiều hơn và thời gian đầu tiên, đứa trẻ có vẻ khó chịu nhưng cũng nhanh chóng hợp tác. Trong suốt khoảng thời gian đó chị Giang cũng tạm thời không bế con hoặc lại gần con quá lâu để bé dần quên đi "mùi" từ ngực của mẹ, như thế việc cai sữa cũng được dễ dàng hơn. Tuy nhiên những gì chị Giang chứng kiến trong một lần con trai gặp người dì đã khiến chị Giang bật khóc ân hận.
Theo đó, khi người dì- em gái của chị Giang đến nhà chơi đã theo thói quen cũì dang tay ra định bế đứa trẻ vào lòng thì đứa trẻ như mong muốn được cảm nhận hơi ấm từ mẹ đã lập tức dụi mặt vào ngực của dì như mong muốn được cảm nhận việc bú mẹ trước đó. Tình cảnh khiến tất cả mọi người trong nhà đều khá bất ngờ.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi dụi mặt tìm ngực để bú không thành, đứa trẻ bắt đầu bày tỏ sự tiếc nuối, nép mặt vào ngực người dì và gương mặt tỏ rõ sự buồn bã. Cậu nhóc như đang muốn cảm nhận hơi ấm từ mẹ thông qua người dì vì lâu rồi chưa được mẹ bế. Nhìn gương mặt đáng thương của con trai lúc này, chị Giang đã bật khóc vì cảm thấy bất lực trong việc làm cho con cảm thấy hạnh phúc.
Chị suy nghĩ rằng việc cai sữa cho con là điều cần thiết nhưng chị quyết không ôm con trong suốt một khoảng thời gian dài cũng là một điều sai lầm khiến đứa trẻ bị tổn thương, cảm thấy trống vắng và thiếu hơi ấm của mẹ.
Theo các chuyên gia, việc cai sữa mẹ cho trẻ khi bắt đầu bước vào độ tuổi lên 2, lên 3 hoặc sớm hơn một chút là điều cần thiết. Tuy nhiên các mẹ cũng nên nhớ:
1. Đừng xa con trong thời gian dài
Nhiều người cho rằng khi cai sữa thì phải tách mẹ con ra. Chỉ bằng cách này, đứa trẻ mới có thể không nghĩ đến việc bú khi nhìn thấy mẹ mình.
Trên thực tế, cách làm này không đúng, nếu cai sữa đột ngột sẽ khiến trong lòng trẻ vô cùng sợ hãi, thậm chí bé cũng không muốn ăn. Nếu xa cách lâu ngày, sự lo lắng của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Do đó lúc này mẹ ở bên con là cách tốt nhất.
2. Chuẩn bị thức ăn dặm cho trẻ
Trước khi cai sữa cho trẻ, cha mẹ phải chuẩn bị cho trẻ một số món ăn dặm, thức ăn bổ sung mà trẻ yêu thích bởi khi trẻ còn nhỏ, sữa mẹ là thức ăn duy nhất để trẻ bổ sung dinh dưỡng. Và nếu lúc này bị cắt hoàn toàn nguồn sữa mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ mà thậm chí có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Vì vậy, lúc này cha mẹ phải chuẩn bị đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ để chuyển hướng sự chú ý của trẻ, không những không để cơ thể trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng mà còn có thể làm trẻ no bụng.
3. Chuẩn bị thêm đồ chơi cho trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng có thể chuẩn bị cho trẻ một số đồ chơi, khi trẻ bắt đầu lệ thuộc và trông chờ vào sữa mẹ thì có thể dùng những đồ mới để thu hút sự chú ý của trẻ, để trẻ quên đi việc bú mẹ, đạt được mục đích bỏ sữa mẹ.
4. Áp dụng phương pháp cai sữa dần dần thay vì hoàn thành một lần
Việc cai ti mẹ là một quá trình dần dần chứ không phải một sớm một chiều, trong quá trình này cha mẹ nên hạn chế tối đa số lần cho trẻ bú đêm.
Đối với người mẹ, cai sữa cũng là một quá trình khó từ bỏ nên rất nhiều người đã gặp phải tình trạng lặp đi lặp lại, thực chất đây chủ yếu là do tâm lý người mẹ chưa vững vàng.
Nếu chuẩn bị đầy đủ các bước trước khi cai sữa, chắc chắn giai đoạn khó khăn này của mẹ và con có thể vượt qua suôn sẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet