Nội dung

Cháu hiểu hết những gì người lớn hỏi như các bộ phận của cơ thể hay đồ vật, con vật, tên người... Khi bố mẹ bảo cháu cầm đồ, lấy đồ ở đâu, để vào đâu... cháu đều làm đúng cả. Lúc chị chơi đùa, cháu cũng bắt chước được các trò chơi nhưng không nói. Tôi rất lo lắng không biết phải làm thế nào với con. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên xem con tôi có bị sao không và tôi nên làm gì với cháu. (Hạ Thảo)

Bé gần hai tuổi chỉ nói được vài từ có đáng lo

Ảnh minh họa: Babycenter.com.au.

Trả lời:

Chào bạn,

Như bạn chia sẻ, con nhà bạn đã nói được một số từ nhưng ngọng chưa rõ, khi có nhu cầu hay lấy đồ vật, thay vì gọi tên thì con lại ê a để đòi hỏi, con có hiểu và thực hiện được các mệnh lệnh mà người trong gia đình đưa ra, có biết bắt chước chơi tương tác với chị trong nhà tuy nhiên không chịu nói. Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa đủ cơ sở để có thể kết luận cháu đang nằm ở diện rối loạn nào, có thực sự có rối loạn hay không?

Tuy nhiên có thể nhìn thấy điều đầu tiên là cháu chậm nói hơn so với lứa tuổi là nổi bật nhất. Vấn đề nữa là nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của cháu còn đang rất hạn chế: cháu có mong muốn nhưng không muốn dùng ngôn ngữ nói để thể hiện mà chỉ thể hiện bằng âm ê a hoặc hành động. Vậy trước mắt, bạn hãy tạo cho cháu một môi trường để nói, đó là khi con có nhu cầu, mong muốn nào đó thì bắt buộc con phải nói theo yêu cầu của người thân trong gia đình. Nếu không nói thì cháu sẽ không được đáp ứng nhu cầu đó.

Khi giao tiếp với con, cần chú ý cho con nhìn ngang tầm mắt với miệng của mình, nói chậm, to, rõ để con có thể bắt chước nói theo mình. Đồng thời, trong gia đình khi hướng dẫn nếu con nói những âm sai thì cần phải sửa để con nói đúng và nghe người lớn nói đúng. Việc con nói các từ chưa đúng có thể do người lớn trong khi nói với con thường nói nựng, làm méo mó âm thanh phát ra. Vì vậy con sẽ bắt chước theo những âm nói sai đó.

Bên cạnh đó, để có thể nắm rõ tình hình của con bạn hiện có rối loạn hay không, có rối loạn thì nằm trong diện nào, bạn có thể đưa con đến các trung tâm y tế hay các trung tâm hỗ trợ tâm lý để con được kiểm tra một cách tổng thể nhất. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra hướng can thiệp phù hợp nhất với tình hình của con bạn.

Chúc bạn sớm thành công.

Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thị Ly
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Bé ít uống sữa từ ngày tập đánh răng

Con trai tôi gần 2 tuổi, trước uống mỗi ngày 2 lần sữa công thức (220 ml một lần) và một lần sữa tươi. Cách đây 5 ngày, tôi dùng kem đánh răng để vệ sinh răng cho con thì bé không chịu bú bình nữa.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm