Mới đây, một bé gái 7 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc đã phải làm phẫu thuật rạch ngón tay chỉ vì những vết xước măng-rô đơn giản. Trước đó, trên tay bé gái xuất hiện những vết xước măng-rô (xước da quanh chân móng tay). Theo thói quen bình thường, em đã dùng răng cắn đứt chúng. Sau đó lại tiếp tục cắn mỗi khi chúng xuất hiện. Những điều này quá đỗi bình thường với trẻ con nên cha mẹ cũng không mảy may để ý. Tuy nhiên, sau ba ngày, ngón tay của bé gái đột nhiên mưng mủ và có dấu hiệu bất bình thường, lúc này gia đình mới đưa em đến bệnh viện.
Xước măng-rô có thể hủy hoại ngón tay của cả người lớn và trẻ em (Ảnh: Internet)
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết, ngón tay của em đã bị nhiễm khuẩn nặng nên phải tiến hành phẫu thuật để rạch tay, loại những tế bào chết trên ngón tay ra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng da tay hoặc nặng hơn là viêm tủy xương tay.
Nguyên nhân nào khiến tay bạn bị xước măng-rô?
Xước măng-rô là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện tại rìa móng tay, gây đau, rát, khó chịu. (Ảnh internet)
- Do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, trong nhiều trường hợp được xác định còn do thiếu calci, acid folic… khiến da tay, chân bong tróc.
- Do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa.
- Do chị em có thói quen thích làm đẹp, lấy khóe móng tay quá sát gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở.
- Do bị viêm da, nấm da, bệnh Eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang.
- Một số khác thì có hiện tượng xước măng-rô mỗi khi sắp tới kỳ nguyệt san, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ nguyệt san hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn (sau khi lập gia đình, sinh con) thì sẽ hết.
Cách điều trị khi bị xước măng-rô mà mọi người nên biết
Tuyệt đối không được dùng răng cắn vết xước măng-rô (Ảnh: Internet)
- Không dùng răng hay lấy tay kéo lớp da ra khỏi ngón tay vì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng dưới da và gây ra hậu quả khôn lường.
- Khi bị xước măng-rô cần dùng bấm để bấm sát phần da bị bong tróc. Lưu ý, bạn nên vệ sinh kéo trước khi cắt với cồn để tránh nhiễm trùng.
Ảnh internet
- Điều chỉnh chế độ ăn như: bổ sung các chất giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…), vitamin E có trong quả bơ để nuôi dưỡng tái tạo da, thực phẩm giàu acid folic (cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…)
- Chọn chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ, không gây hại cho da tay, đi găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, xà phòng.
- Thường xuyên ngâm tay nước muối ấm vào buổi tối và sử dụng một số loại sữa dưỡng da có tác dụng tạo độ ẩm, làm mềm da tay.
Nếu xước măng- rô xuất hiện kéo dài bạn nên đến bệnh viện kiểm tra (Ảnh: Internet)
- Đặc biệt đối với trẻ em, nếu như thấy tay trẻ em xuất hiện xước măng-rô thì cha mẹ đừng nên coi thường vì có thể bé thiếu vitamin. Bên cạnh đó, xước măng-rô cũng có thể gây tổn hại cho gan, khiến dạ dày khó chịu. Nếu xước măng-rô dài đi kèm với những biển đổi bất thường trong cơ thể thì nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet