Em Trần.T.T.T. (14 tuổi) ở Thái Bình vừa trải qua ca phẫu thuật lõm ngực. Theo như chị Nguyễn Thị Phương – mẹ em T. cho biết, chị thấy con có vết lõm ngực sâu, hay kêu khó thở nên nhân dịp nghỉ hè đã đưa bé đến bệnh viện khám.
“Khi cháu 8-9 tuổi, tôi thấy cháu phát triển bình thường, ngực chưa có nên chưa thấy vết lõm sâu. Sau một vài tuổi, tôi thấy con có vết lõm nhưng không nghĩ gì vì không biết tới bệnh lõm ngực.
Mãi vào năm ngoái tôi có đọc được bài viết về bệnh này và nhìn thấy hình ảnh, tôi thấy con có vết lõm giống trong ảnh. Năm nay, khi con kêu khó thở, tức ngực, tôi đã nhanh chóng cho cháu đi đến bệnh viện khám. Trước đó, tôi cảm thấy xương cháu càng lớn càng phát triển nhưng xương ức lại không phát triển”, chị Phương chia sẻ.
Chị cũng cho biết thêm ca phẫu thuật của em T. kéo dài từ 8h-10h ngày 6/6. Em đã tỉnh dậy sau đó và ăn được như bình thường.
Lõm ngực hay còn gọi lõm xương ức là một trong những dị tật bẩm sinh. Đây là hình ảnh bệnh nhân trước khi điều trị bệnh lõm ngực.
Bác sĩ Nguyễn Văn Linh – Phó giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Nhi khoa – Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, thời điểm hè này, bệnh viện sẽ tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến phẫu thuật lõm xương ức hơn bởi đây là thời điểm các con được nghỉ hè.
“Bệnh nhân đến mổ lõm ngực gần như quanh năm nhưng đặc biệt mùa hè nhiều bệnh nhân hơn. Trước đây trẻ bị lõm ngực phát hiện rất muộn bởi vậy thường mổ ở trẻ lớn từ 9-10 tuổi. Ở bệnh viện, trường hợp mổ muộn nhất là 18 tuổi”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Linh đang thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Linh cũng cho biết thêm, hiện nay, hầu hết bố mẹ đưa trẻ đến khám khi trẻ lộ rõ vết lõm sâu ở ngực, mặc dù trước đó bố mẹ đã nhìn thấy nhưng lại cho rằng do con gầy mà không đưa con đi khám.
“Thường khi trẻ đến tuổi dậy thì vùng xương ức không phát triển nữa mới thấy vết lõm rõ hẳn. Do bệnh không ảnh hưởng gì về hô hấp, ngoại trừ trẻ bị viêm phổi diễn biến sẽ nặng hơn bình thường nên nhiều bậc phụ huynh chủ quan.
Trường hợp nặng nhất mà tôi gặp phải là bệnh nhân vừa cong vẹo cột sống, vừa lõm lệch cộng thêm lớn tuổi. Cũng do độ tuổi lớn mà khoảng cách giữa màng tim và xương ức dính chặt hơn nên việc nâng ngực gặp khó khăn. Và biến chứng nặng nhất của bệnh gặp phải ở trong nước và trên thế giới là tổn thương tim ở các mức độ", bác sĩ Linh cho biết.
Để giúp mọi người hiểu hơn về bệnh lõm ngực bẩm sinh, dưới đây bác sĩ Nguyễn Văn Linh sẽ chia sẻ rõ hơn về bệnh, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh.
Hình ảnh trước và sau khi bệnh nhân mổ nội soi lõm ngực.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet