Nội dung

Có rất nhiều áp lực khi nuôi con nhỏ khiến cho các bà mẹ bỉm sữa luôn phải cố gắng xen kẽ giữa công việc và con cái sao cho phù hợp. Tuy nhiên đôi khi mọi thứ cũng không thể diễn ra đúng như mong muốn và khiến mẹ luôn phải tự trách bản thân mình.

Theo một chia sẻ của bà mẹ ở Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) cách đây ít ngày, chị cho biết đã cảm thấy vô cùng đau xót khi đi làm xa và chứng kiến cảnh con ở nhà bị thương. Thế nhưng chị cũng không biết phải làm cách nào khác vì nhiều áp lực cuộc sống quá.

Chị cho biết sau khi nghỉ thai sản 6 tháng ở nhà chăm con chị cần phải quay trở lại với công việc để có kinh tế trang trải cuộc sống, chính vì thế chị và chồng bàn với nhau nhờ mẹ chồng lên chăm sóc con dùm. Khi gửi con ở nhà cho mẹ chồng chị cảm thấy vô cùng yên tâm vì dù sao đó cũng là cháu nội của bà sẽ được chăm sóc tốt hơn là thuê một người dưng.

Tuy nhiên sau sự việc ngày hôm ấy chị có vẻ không hài lòng về mẹ chồng và nhắc nhở bà cẩn thận hơn trong việc trông cháu. Cụ thể vào một hôm khi chị đang làm việc tại công ty, chị bỗng dưng cảm thấy nóng ruột và muốn bật camera xem con ở nhà thế nào. Vừa bật camera, cảnh tượng trước mắt khiến chị đã hốt hoảng bởi con gái đang nằm trên giường một mình và quanh phòng không có bà nội.

Bà nội lỡ để cháu 6 tháng ngã từ trên giường xuống đất mẹ bỉm xem camera giận sôi máu bật khóc vì thương con

Đứa trẻ đã trườn, bò ra gần tới mép giường, nguy hiểm và cũng không thấy bà đâu. Có vẻ đứa trẻ đang tìm bà nhưng lại không hề khóc nên bà nội cũng không biết. Người mẹ lo sợ đứa trẻ bị ngã nhưng không biết phải làm thế nào và quả thật, con gái chị đã bị ngã từ trên giường xuống đất và khóc điếng người.

Bà nội lỡ để cháu 6 tháng ngã từ trên giường xuống đất mẹ bỉm xem camera giận sôi máu bật khóc vì thương con

Bà nội lỡ để cháu 6 tháng ngã từ trên giường xuống đất mẹ bỉm xem camera giận sôi máu bật khóc vì thương con

Nghe tiếng cháu khóc, bà nội mới từ ngoài chạy vào đỡ cháu dậy. Mặc dù con gái đã được xoa dịu nhưng tấm lòng người mẹ vẫn không khỏi tức giận mẹ chồng vì đã lơ là để đứa trẻ bị ngã đau. Bên cạnh đó, bà mẹ bỉm sữa cũng ôm mặt khóc tu tu vì thương con gái, nếu không vì áp lực cơm áo gạo tiền thì chị đã có thể ở nhà chăm sóc con được tốt hơn.

Trở về nhà sau 1 ngày làm việc, người mẹ đã hỏi mẹ chồng về cú ngã và được biết, bà nội đặt cháu ngủ rồi tranh thủ đi làm việc nhà. Bà không nghĩ cháu lại thức và bò trườn dẫn đến ngã như vậy. Sau lần này, người bà cũng tự trách bản thân mình và tự dặn lòng phải cẩn thận hơn.

Câu chuyện của bà mẹ nhận được khá nhiều bình luận từ cư dân mạng:

- Nhìn con ngã xót quá, thực sự là giận bà nội lắm nhưng cũng không biết phải làm thế nào vì bà cũng đâu muốn vậy đâu.

- Kiểm tra kĩ khi con ngã nhé vì ngã ngửa như thế là khá nguy hiểm đó.

- Tốt nhất là nên đặt cháu nằm thấp, kể cả khi bé ngủ để phòng những nguy hiểm có thể xảy ra. Nhà mình chỉ cho bé nằm đệm thôi, không cần giường.

- Ôi con mình cũng từng ngã như bạn này, đầu sưng to như quả ổi luôn vì là sàn gạch, thương con lắm.

- Cùng cảnh đi làm xa để con ở nhà, nhìn thôi cũng thấy đau lòng, muốn ở nhà với con luôn.

Bà nội lỡ để cháu 6 tháng ngã từ trên giường xuống đất mẹ bỉm xem camera giận sôi máu bật khóc vì thương con

Đối với trẻ sơ sinh, ngã từ trên giường xuống rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong do đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nặng hơn nên khi ngã xuống giường thường vùng đầu tiếp đất trước, lúc này phần đầu sẽ chịu lực tác động lớn nhất, có thể bị chấn động, vỡ sọ, thậm chí là nội sọ, xuất huyết.

Tuy nhiên, đối với chấn thương nội sọ, tình trạng bệnh nhân diễn biến chậm, đôi khi không có biểu hiện chấn thương rõ ràng nhưng diễn biến nhanh và nặng , 3 ngày sau cha mẹ mới phát hiện ra thì đã quá muộn.

Đừng làm điều này sau khi bé ngã khỏi giường

So với vết bầm trên da, thịt rõ ràng, những nguy hiểm tiềm ẩn nghiêm trọng hơn ẩn chứa ở một số nơi không nhìn thấy được, như gãy xương, chấn thương nội sọ,...

Vì vậy, khi trẻ bị ngã từ trên giường, việc đầu tiên cha mẹ nên làm là không nên trực tiếp bế bé lên mà phải quan sát trước.

Mỗi chúng ta đều có lớp bảo vệ hộp sọ bên ngoài mô não, bên ngoài hộp sọ sẽ có da đầu và dịch mô làm vỏ bảo vệ. Vì vậy, hầu như bé chỉ bị thương ở da đầu nếu bị ngã, thậm chí nếu bạn thấy trên đầu bé có khối phồng to thì đó chỉ là tổn thương mạch máu trên da đầu, chườm đá sẽ sớm lành lại.

Sau khi em bé bị thương, có thể khó chịu khi chườm lạnh vào chỗ đau. Tốt nhất nên quấn túi đá vào gạc hoặc quần áo sạch hoặc cho vào đồ chơi nhồi bông tiếp tục chườm lạnh 20 phút.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm