Tình trạng thiếu lương thực, lạm phát và xuống cấp về y tế ở Venezuela đã là nguyên nhân dẫn đến sự đau đớn của rất nhiều phụ nữ nước này khi phải miễn cưỡng lựa chọn phương pháp triệt sản để không phải đối với với những khó khăn của việc nuôi dạy con cái. Những biện pháp tranh thai truyền thống khác như bao cao su hay thuốc tránh thai đã hoàn toàn biến mất khỏi các nhà thuốc, cửa hàng, siêu thị…đẩy những bà mẹ này vào thế không còn lựa chọn nào khác ngoài triệt sản.
Những bà mẹ Venezuela không thể nuôi thêm con và cách duy nhất để kế hoạch hóa là miễn cưỡng làm tiểu phẫu triệt sản.
“Có con vào thời điểm này có nghĩa là khiến đứa trẻ phải chịu nhiều đau khổ”, bà mẹ một con Milagros Martinez chia sẻ khi đang ngồi ghế đá công viên chờ đến lượt vào trung tâm y tế thành phố Caracas gần đó để tiến hành triệt sản. Milagros Martinez làm nghề bán thịt ở vùng ngoại ô nghèo của Caracas và đã có một con trai nhỏ. Vì không thể mua được thuốc tránh thai, Milagros đành phải lựa chọn triệt sản. Cuộc sống phải sớm hôm đi bán hàng, ôm theo cả đứa con trai nhỏ khiến bà mẹ 28 tuổi này không dám nghĩ đến việc đẻ thêm.
“Tôi có chút sợ hãi về việc triệt sản nhưng tôi sợ việc có thêm con hơn”. Milagros cũng giống như hàng chục phụ nữ khác trong vùng, bắt xe bus từ 4 giờ sáng để đi đến bệnh viện trong khu nhà giàu ở Caracas tham gia chương trình “Ngày triệt sản miễn phí”.
“Tôi nghe nói về ngày triệt sản miễn phí trên đài phát thanh và ngay lập tức tôi tắm rửa, thay đồ để đi đến đây tìm hiểu”, chị Rosmary Teran, 32 tuổi, người vừa sinh con thứ hai cách đây 2 tháng cho biết.
Trước đây, điều kiện để được tham gia chương trình “Ngày triệt sản” là phụ nữ Venezuela có thu nhập thấp và đã sinh ít nhất 4 đứa con. Vậy nhưng bây giờ ngay cả những phụ nữ có một hoặc hai con cũng muốn được tham gia.
Rất nhiều phụ nữ nghèo ở Venezuela cuối tuần bắt xe bus từ 4 giờ sáng để đi đến bệnh viện trong khu nhà giàu ở Caracas tham gia chương trình “Ngày triệt sản miễn phí”.
Bà mẹ 30 tuổi Alejandra Jordan, mặc đồ cho cậu con trai Josue trước khi đi triệt sản.
Chị Alejandra Jordan (phải), 30 tuổi, và chị gái Andreina Jordan, 34, khoe vết mổ sau triệt sản.
Trước đây một gói 3 bao cao su được bán ở các nhà thuốc với giá 600 bolivarr (tương đương khoảng 13 nghìn VNĐ) nhưng đấy cũng là số tiền lớn với những ngời thu nhập chỉ 750 nghìn/tháng. Và bây giờ trên thị trường, những hộp bao cao su tương tự đã có giá lên đến 2000 bolivar (khoảng 45 nghìn VNĐ).
“Tôi không thể tìm mua bao cao su, thuốc tránh thai hay bất cứ thứ gì tương tự. Giá của những thứ này trên thị trường chợ đen rất đắt đỏ và thậm chí bây giờ muốn mua cũng không còn. Tôi từng mong ước có 5 đứa trẻ, tôi còn đã chuẩn bị sẵn tên cho chúng. Nhưng nếu mang thai vào thời điểm này thì quả thật là điên rồ”, bà mẹ một con Yecsenis Ginez, 31 tuổi cho biết.
Rất nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela đang đẩy phụ nữ đến việc lựa chọn một giải pháp có thể sẽ khiến họ hối hận sau này. Và thậm chí, ngay cả khi đã quyết tâm triệt sản, nhiều phụ nữ Venezuela cũng phải đăng ký và chợ đợi trong nhiều tháng mới đến lượt.
Một phụ nữ đang nghỉ ngơi sau lần làm tiểu phẫu.
Chi Mileidy Ojeda, 26 tuổi, đang cho đứa con 4 ttháng tuổi của mình bú trước khi chuẩn bị đi triệt sản.
Gia đình chị Olivia đã có một con trai 3 tuổi và vì không có phương pháp tránh thai nào khác, chị quyết định triệt sản.
Một bà mẹ cho xem tủ đồ lương thực của cô sau thời gian triệt sản.
Trước đây, điều kiện để được tham gia chương trình “Ngày triệt sản” là phụ nữ Venezuela có thu nhập thấp và đã sinh ít nhất 4 đứa con. Vậy nhưng bây giờ ngay cả những phụ nữ có một hoặc hai con cũng muốn được tham gia.
Rất nhiều người lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela đang đẩy phụ nữ đến việc lựa chọn một giải pháp có thể sẽ khiến họ hối hận sau này.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet