Nội dung
Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, kết quả khảo sát của Viện năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã được cải thiện đáng kể. Tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5 %. Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59,7% xuống còn 24,9 %.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi). Lý giải thực trạng này, PGS Mai cho rằng, do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%), thiếu vitamin D (53,7% ở nông thôn, 62,1% ở thành phố).

“Đặc biệt, khẩu phần của trẻ cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và khẩu phần canxi thấp đang là những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ em Việt Nam”- PGS Mai nhấn mạnh.

Cách nào bù đắp?

PGS Mai cho biết thêm thiếu canxi làm trẻ chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi. Nguồn cung cấp canxi của cơ thể gồm canxi từ thức ăn (như thực phẩm tự nhiên, thực phẩm được tăng cường canxi) và việc uống canxi bổ sung. Những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomát, sữa chua, đậu nành; Các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam); Các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, thịt, sò, ốc).

Theo đó, nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi là 500mg/ngày và cho trẻ 4-6 tuổi là 600mg/ngày. Tuy vậy, nhu cầu canxi cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như, trẻ ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác thì cũng cần tăng thêm canxi vì lượng canxi đào thải qua nước tiểu cao hơn. Chế độ ăn giàu các yếu tố kiềm đặc biệt là rau, quả có tác dụng bảo vệ khối xương, còn các chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì có tác dụng ngược lại.

Sữa chứa nhiều canxi và là nguồn canxi tối ưu cho bé phát triển chiều cao, có một bộ xương vững chắc sau này. Thông thường với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, bữa ăn của trẻ thường khá nghèo canxi (ít sữa). Phần lớn nguồn protein trong khẩu phần đều từ các thực phẩm như thịt, giò, chả, trứng… chưa mang lại tính cân đối và hợp lý cho khẩu phần, khiến việc hấp thu và sử dụng canxi cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Bữa ăn của trẻ thường nghèo canxi (ít sữa) nhất là đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Vì thế mức đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ em nước ta mới chỉ đạt ở mức xung quanh 60.3% và thấp hơn ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (49%).

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần bổ sung thêm vitamin D cho con. Tuy nhiên, PGS Mai lưu ý, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D (chỉ có ở một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà..). Trong đó, 80% - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10%-20% được cung cấp từ thức ăn. “Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho trẻ” – PGS Mai nói.

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, PGS Mai cho rằng, các bà mẹ hãy cho con sử dụng thực phẩm giàu canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời. Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây thiếu canxi, tác nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế nước có gas.

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bậc phụ huynh nên kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.

Theo Đất Việt

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Giúp con ‘cai’ tật mút tay!

Vì sao bé hay mút tay? Thật ra bé đã bắt đầu mút tay ngay từ trong bụng mẹ, khi ngậm, mút ngón tay kích thích sản xuất chất giảm đau nội sinh endophin, giúp cơ thể bé thư giãn, tạo cảm giác thích...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm