Tất cả chúng ta đều muốn con cái mình lớn lên trở thành một người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, trong hành trình nuôi dạy con, chúng ta dùng nhiều biện pháp giáo dục, áp dụng nhiều quan điểm để hi vọng mục tiêu của mình sẽ thành hiện thực. Thông thường, chúng ta dạy con cái lắng nghe lời người lớn, tập trung vào việc học… Nhưng có lẽ không nhiều cha mẹ hiểu được rằng đôi khi chính điều bạn đang dạy con lại mang lại tác hại xấu nhiều hơn là tốt trong tương lai.
Dưới đây chính là những điều mà đa phần bố mẹ nào cũng nói với con mà không nhận ra rằng nó có thể khiến trẻ trở thành một con người khó thành công:
Các chuyên gia chỉ ra rằng, không phải ngẫu nhiên một đứa trẻ trở nên hư hỏng, ngang bướng. Chính cách nuôi dạy của bố mẹ có thể tạo ra một đứa trẻ như vậy. Với thời đại kinh tế phát triển như ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nên sẵn sàng đáp ứng và mang lại mọi thứ mà con mình muốn. Chính sự chiều chuộng vô điều kiện này đã khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ, muốn gì được nấy. Khi trưởng thành, một đứa trẻ như vậy sẽ thiếu trách nhiệm với chính mình, vòi vĩnh, kỹ năng xã hội kém, ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân và sẵn sàng chống đối nếu thứ mình muốn không được như ý.
Điều tốt nhất bạn nên làm là dạy cho trẻ biết quý trọng sức lao động, hiểu được giá trị của những thứ vật chất, tiền bạc mình muốn có và tôn trọng cha mẹ, người thân. Bằng cách này con sẽ trân quý hơn cuộc sống và hiểu được tầm quan trọng của việc phải bỏ sức lực để tự có được điều mình muốn thay vì vòi vĩnh bắt người khác phải làm cho mình.
Bố mẹ luôn ước mơ con cái phải lắng nghe lời người lớn, như vậy mới là đứa trẻ ngoan. Nhưng họ không nghĩ rằng thói quen này nếu áp dụng thường xuyên, trong suốt hành trình trưởng thành có thể gây hại cho tương lai của con. Nhà tâm lý học và cũng là tác giả của cuốn sách Cha mẹ bình yên, con hạnh phúc – Laura Markham cho rằng những đứa trẻ quá ngoan ngoãn, chỉ nghe lời người lớn sẽ trở thành một người thụ động trong tương lai.
Những người như vậy sau này có ít cơ hội để thành công và không thể tự mình quyết định, đưa ra chính kiến, quan điểm, thậm chí trở thành nạn nhân cho những người xung quanh ai khiến, điều khiển. Đơn giản vì đó là những đứa trẻ chỉ biết răm rắp làm theo lời người khác mà không có bất cứ một chính kiến hay sự phản kháng nào. Họ sẽ trở thành người không dám chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và hành động của chính mình.
Đó là lí do vì sao cha mẹ thông thái nên dạy con cách nói không khi cần thiết và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ của bản thân thay vì nghe lời tuyệt đối.
Một trong những bi kịch lớn nhất mà nhiều trẻ em phải đối diện đó chính là áp lực thành tích học tập mà bố mẹ đặt ra. Điều tốt nhất mà đáng lẽ bố mẹ phải làm với con mình chính là việc giải thích cho con hiểu rằng điểm kém trong một môn nào đó, một ngày nào đó hoàn toàn không ảnh hưởng tới tình yêu mà bố mẹ dành cho trẻ và cũng không ảnh hưởng tới việc trẻ có thành công sau này hay không.
Tiến sĩ Stephanie O'Leary, một nhà tâm lý học lâm sàng chỉ ra rằng, việc trẻ em bị điểm kém không có gì là nghiêm trọng. Mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh riêng. Trẻ vẫn có thể thành công trong tương lai nếu có những kỹ năng giải quyết tình huống, kinh nghiệm sống… Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh rất nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng ra đời thất nghiệp hoặc chỉ kiếm được một công việc tạm bợ bởi vì họ thiếu kỹ năng mềm, thiếu sự am hiểu cuộc sống.
Tất cả chúng ta đều nên biết cách tự đứng lên và tự bảo vệ mình. Nếu cha mẹ cố gắng “nhồi” vào đầu con rằng trong mọi trường hợp, chúng ta không được đánh nhau, không được chống đối lại người khác, bạn có thể tạo nên một đứa trẻ thất bại sau này. Trẻ sẽ vì thế mà im lặng và chịu đựng sự bắt nạt mà không dám nói lại một lời nào. Về dâu dài, nó sẽ tạo ra một con người không có sức cạnh tranh và không biết tự bảo vệ mình trong tương lai.
Tất nhiên, sẽ có rất nhiều tranh luận xung quanh việc phải dạy con đánh nhau như thế nào, đấu tranh ra sao để không trở thành kẻ cục cằn, thô lỗ…. Nhưng rõ ràng, một đứa trẻ nên biết mình có quyền được bảo vệ bản thân, lên tiếng và không cho phép ai được chà đạp mình.
Cha mẹ không nên bảo con cái chỉ tập trung vào học và coi đó là nhiệm vụ duy nhất phải làm, sau đó bố mẹ sẽ làm hết mọi thứ cho con. Bất cứ ai dù học giỏi đến mấy cũng phải phát triển các kỹ năng đa nhiệm và có thể chịu trách nhiệm cho tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống này, chỉ có như vậy mới có thể thành công. Mà để có được những kỹ năng đó, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cũng cần phải được học và thực hành.
Nếu bố mẹ làm hết mọi việc, trẻ sẽ mãi mãi trở thành một đứa bé to xác. Những đứa bé như vậy lớn lên vừa kém cỏi, vừa không tự giải quyết được các vấn đề của bản thân và dễ dàng thất bại. Hãy nhớ, bố mẹ không thể sống cả đời cùng với con và hãy để con học cách tự trưởng thành.
Nếu đứa trẻ không biết mình muốn trở thành ai, nhiều khả năng chúng sẽ chọn theo theo sự áp đặt của bố mẹ. Một lựa chọn không xuất phát từ nhu cầu, ước mơ và khả năng của bản thân mà từ sự kỳ vọng và sở thích của người khác rất có thể sẽ khiến sau này đứa trẻ đó hối tiếc. Để tránh việc ấy xảy ra, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn cho con, cho con tự do lựa chọn điều mình cảm thấy phù hợp nhất.
Đó cũng là lí do, ở nhiều quốc gia có chính sách cho học sinh nghỉ một năm sau khi tốt nghiệp phổ thông, hoặc nghỉ ngắn nửa năm. Trong khoảng thời gian này, trẻ có thể làm việc, tìm một công việc thực tập, làm thêm hoặc tham gia vào khóa học trải nghiệm để suy nghĩ và lựa chọn đúng công việc, nghề nghiệp mà mình yêu thích.
Tất nhiên, Giáo dục ở bậc Đại học là rất quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả. Nó càng không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự khác biệt trong mức lương mà 1 người có thể nhận được khi đi làm. Khả năng thành công, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của nghề nghiệp trên thị trường ở từng thời điểm, bằng cấp, khả năng, năng lực của người lao động đó. Thậm chí ví dụ như bác sĩ là một trong những ngày có thu nhập cao nhất ở Mỹ, nhưng ở một số quốc gia khác, điều đó không hẳn đúng.
Ngoài ra, một số ngành xu hướng hiện tại như làm đẹp, CNTT, sản xuất phim, làm nghệ thuật… thì việc có bằng Đại học hay không không quan trọng bằng kỹ năng và kinh nghiệm của người đó. Đó là lí do vì sao nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp và nghệ sĩ chẳng Tốt nghiệp trường Đại học nào nhưng vẫn có cuộc sống bao người mơ ước.
Việc làm bán thời gian không mang lại một tấm bằng danh giá nhưng có thể mang lại kinh nghiệm quý giá, kết nối xã hội và thậm chí có thể quyết định tương lai của một đứa trẻ. Khi trẻ bắt đầu làm việc sớm, trẻ học được cách lập thời gian biểu, lên danh sách những việc cần làm và nhận phản hồi từ những người giám sát của họ. Ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu giá trị của một công việc bán thời gian nên nó thậm chí còn trở thành 1 tiêu chí trong hồ sơ xin việc. Những ứng viên từng làm thêm sẽ có lợi thế hơn những bạn chưa va chạm môi trường đi làm bao giờ.
Các chuyên gia tin rằng, 65% sinh viên trường hiện tại đều sẽ làm thêm trong các lĩnh vực không liên quan đến ngành nghề học của mình. Đó là cách để sinh viên không chỉ học kiến thức cụ thể mà còn cả kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán và tự lập.
Một số đông bố mẹ có tư tưởng an phận, không muốn là người chịu trách nhiệm hoặc đưa ra quyết định. Họ thường đợi mọi người chốt phương án và làm theo. Trong việc dạy con, họ cũng áp dụng như vậy. Họ dạy con rằng không cần phải gây ấn tượng, đừng nói quá nhiều, và đừng bận tâm tới công việc của người khác. Điều này sẽ tạo ra một con người như thế nào?
Những đứa trẻ như vậy trong tương lai lớn lên sẽ thành 1 người thơ ơ, hoặc hèn nhát không dám đứng lên vì lợi ích của chính mình, thậm chí thành một kẻ vô tâm. Sẽ thật đáng sợ khi thành một người lãnh cảm với mọi thứ quanh mình, ngay cả những thứ gây bức xúc.
Hãy dạy con mình có thêm nhiều chính kiến, hiểu biết và mọi mặt của xã hội để khi cần thì dung cảm lên tiếng, truyền cảm hứng và sống với những gì mình suy nghĩ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet