Nội dung

Không bao giờ là quá sớm để học những điều cơ bản về cách quản lý tiền và điều này sẽ giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm về tài chính khi trưởng thành. Hầu hết trường học không dạy gì cho trẻ về tiền, vì thế đây chính là trách nhiệm của bố mẹ. Nếu bạn muốn con lớn lên là người biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền thông minh, hãy bắt đầu bằng 7 bài học đơn giản dưới đây:

Tiền phải kiếm bằng sức lao động

Trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, dạy trẻ mong đợi có được những thứ chúng muốn mà không cần nỗ lực là đặt con cái vào tình thế bất lợi nghiêm trọng khi chúng trở thành lực lượng lao động. Điều này không có nghĩa là bạn nên trả tiền để trẻ làm việc vặt trong nhà - những việc này trẻ phải tự nguyện làm chứ không phải làm vì được thưởng tiền (không ai muốn ở trong một ngôi nhà bừa bộn, và nhà thì không thể tự dưng sạch sẽ). Bạn có thể khuyến khích con chơi các trò vừa chơi vừa học về cách quản lý tiền, giúp bố mẹ chuẩn bị đồ bán hàng hay tính tiền chợ, cắt cỏ hay dọn nhà thuê cho hàng xóm... khi chúng đủ tuổi.

Phân biệt giữa muốn và cần

Trẻ cần hiểu rằng điều chúng cần luôn phải được ưu tiên trước điều chúng muốn. Nếu chúng muốn có một đồ chơi mới hay trò chơi trên máy tính... giải thích rằng tiền là nguồn có hạn và hãy nghĩ về quần áo, thức ăn trước đã.

7 điều trẻ cần học về đồng tiền

Ảnh minh họa: Abs-cbnnews.com.

Sức mạnh của sự kiên nhẫn

Thiết lập một số nguyên tắc thực tế, chẳng hạn mỗi 10 đồng con kiếm được, cần tiết kiệm ít nhất một đồng. Tạo thành 3 khoản riêng biệt và dán nhãn: tiền tiết kiệm, tiền tiêu xài, tiền từ thiện. Đừng ép trẻ phải dành tiền để "cho đi" nhưng giải thích cho con hiểu có nhiều trẻ khác trên thế giới không được may mắn như chúng, vì vậy cho đi là một điều tốt đẹp nên làm. Hãy xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng và để trẻ thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách trẻ nỗ lực để có được những điều thú vị như đi nghỉ, đi tham quan những nơi yêu thích.

Mua sắm dựa vào giá trị sử dụng

Khi con bạn đủ tuổi để nắm bắt các phép toán đơn giản, hãy để chúng đi cùng bạn khi mua sắm và tham gia vào quá trình trả giá khi mua đồ. Đưa cho trẻ thấy hai mặt hàng giống nhau có hai mức giá khác nhau và hỏi chúng xem nên chọn cái nào thì tốt hơn.

Không thể có mọi thứ

Mọi người đều xứng đáng được thường xuyên tiêu xài thoải mái nhưng nếu chúng ta mua tất cả những gì mình muốn thì kết quả sẽ là thảm họa tài chính. Dẫn con đến một cửa hàng đồ chơi, đưa cho chúng một số tiền nhất định như 20.000 hay 100.000 đồng và cho phép trẻ chọn bất cứ thứ gì chúng thích miễn là nằm trong khoản tiền đó.

Vật cũ = tiền mới

Khi con bạn lớn, những quần áo cũ và đồ chơi không còn thích thú nữa đều có thể thanh lý lại. Bạn hãy làm gương bằng cách bán đi những vật dụng không cần thiết của chính mình. Bán bất cứ thứ gì bạn có thể và cho đi những thứ còn lại. Cách này vừa giúp bạn đỡ bừa nhà vừa mang lại một nguồn tài chính và làm gương về tiết kiệm tiền bạc cho con.

Tặng quà để mang lại niềm vui cho chính mình

Vào dịp đặc biệt trong năm, chẳng hạn Giáng sinh, hãy rủ con cùng tham gia một tổ chức hay sự kiện từ thiện nào đó. Bố mẹ có thể hỏi trẻ về cảm giác vui thích của chúng khi được nhận quà. Sau khi trẻ bày tỏ cảm giác tuyệt vời của mình ra sao, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua những thứ tốt đẹp cho con cái của họ. Tìm một em bé kém may mắn hơn để mua quà và rủ con tham gia quá trình này. Đưa trẻ đến cửa hàng, nói với chúng những thứ mà các bạn cùng lứa với con có thể thích, rồi để trẻ thiết lập ngân sách chi cho món quà đó. Bài học này giúp con bạn biết trân trọng hơn những niềm vui trong cuộc sống của chúng và khi trưởng thành sẽ giàu lòng nhân ái hơn.

Vương Linh (Theo lifehack.org)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Nên cho bé ăn phô mai thế nào

Bé nhà mình hệ tiêu hóa không được tốt, có nên ăn phô mai không thưa bác sĩ? Nếu cho bé sử dụng thì ăn liều lượng như thế nào là tốt nhất? (Trần Anh Thư)

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm