Nội dung

Lớp 1 là khoảng thời gian thú vị để bé học các kỹ năng đọc và viết vô cùng mới mẻ. Thông thường đối với mỗi bé học lớp 1 cần phải biết ít nhất 2.000 từ, biết cách sử dụng từ và ngôn ngữ, có thể phát âm những từ phức tạp, biết đánh vần tốt hơn so với độ tuổi mầm non.

Ở môn toán, bé nhận thức được việc cộng, trừ tốt hơn và từ đó cũng học cách giải quyết các vấn đề bằng từ ngữ.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các bé học lớp 1 rất cần sự khích lệ từ cha mẹ, thầy cô và người thân.

Susan Quinn, một chuyên gia và cũng là giáo viên trường tiểu học Saint Brendan ở Bronx, New York nói: "Hầu hết các bé lớp 1 sẽ không thích tới trường ở độ tuổi này. Vì thế, các con cần sự hỗ trợ, khích lệ rất lớn từ cha mẹ.

Học sinh lớp 1 có thể đã biết nói nhiều hơn về những cảm xúc, cảm nhận của mình. Vì vậy hãy lắng nghe và giúp đỡ con. Đây là những cột mốc quan trọng trong 'sự nghiệp học hành' mà trẻ em thường đạt được ở lớp 1. Những lời khuyên sẽ giúp trẻ giữ vững phương hướng".

Những điều mẹ cần dạy con học lớp 1:

1. Kĩ năng đọc hiểu

Thông thường, ở trường những bé học lớp một sẽ được dạy đọc ít nhất 150 từ và cuối năm lớp 1 bé phải đọc được trôi chảy từng chữ và hiểu được những chữ đó. Vì thế, để dạy con học lớp 1, mẹ nên hỗ trợ dạy tại nhà. Cho con đọc to trong nhà mỗi ngày.

5 kĩ năng mẹ không được bỏ quên khi dạy con học lớp 1 tại nhà

Ảnh minh họa

Mỗi ngày cho con đọc một câu chuyện ngắn trong khi mẹ đang nấu ăn hoặc đưa cho bé một tờ giấy, một cuốn sách nào đó và hướng dẫn bé đọc cho mẹ/ anh chị em trong nhà nghe. 

Hướng dẫn bé đọc hết tất cả các trang, giúp con phát âm và học các từ không quen thuộc (sử dụng các đầu mối theo ngữ cảnh như những từ hoặc hình ảnh xung quanh).

Bên cạnh đó tiếp tục thảo luận về các câu chuyện bằng cách đặt câu hỏi: "Tại sao con lại nghĩ cô bé trong chuyện hành động như thế". Giúp con học cách dự đoán bằng cách hỏi: "Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?" và yêu cầu con kể lại câu chuyện bằng một vài câu để thực hành tóm tắt.

Đặc biệt nhớ là luôn luôn có sách hoặc tạp chí dành cho trẻ em trong nhà, ở mọi phòng: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm để bé học mỗi ngày.

2. Dạy con học viết

Ở trường: Ở lớp 1, trẻ sẽ học cách đánh vần các từ ba và bốn chữ cái và viết các câu đầy đủ, mạch lạc. Cuối năm lớp 1, con sẽ biết cách viết các đoạn văn ngắn với ít nhất ba hoặc bốn câu và cũng có thể viết một câu chuyện đơn giản.

Ở nhà: Mẹ hãy chuẩn bị cho con một quyển sổ ghi chép bởi độ tuổi này, bé sẽ rất hào hứng với việc viết một điều gì đó mà con nghĩ. Đây cũng là cách rèn luyện cho bé kĩ năng viết.

Khuyến khích con vẽ tranh và viết mà không cần phải lo lắng về việc sai chính tả hoặc ngữ pháp, nhắc nhở lỗi sai của con một cách nhẹ nhàng.

Đặc biệt, sau mỗi lần cho con đi chơi ở nhà ai đó hoặc khu vui chơi, công viên hãy yêu cầu con viết về những điều đã xảy ra tại đó và đọc lên cho mẹ nghe. Mẹ có cũng có thể thực hành kĩ năng viết cho con bằng cách yêu cầu con viết về con vật mà con yêu thích hoặc con thích đặt tên các con vật nuôi trong nhà là gì?

3. Dạy con học đếm

Ở trường: Cuối năm lớp 1, các bé có thể được học đếm, đọc, viết và sắp xếp các con số theo thứ tự lên đến 100.

Ngoài ra, các bé cũng có thể được học cách so sánh số, sử dụng các dấu hiệu lớn hơn, nhỏ hơn và bằng. Học sinh lớp 1 có thể cộng số với tổng số 20 hoặc ít hơn và trừ đi từ một số 20 hoặc ít hơn; hiểu khái niệm giá trị khi thêm và trừ hai chữ số.

5 kĩ năng mẹ không được bỏ quên khi dạy con học lớp 1 tại nhà

Ảnh minh họa

Ở nhà: Mẹ cần cho con thấy toán học là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Việc học toán học sẽ giúp con áp dụng vào cuộc sống hàng ngày rất nhiều. Vì thế, mỗi lần cùng con đi chợ/ siêu thị mua hàng, hãy nhắc với con về số tiền mình cần để mua thực phẩm: sữa, bánh, kẹo... Trong khi chờ tới lượt thanh toán, có thể cho bé xem giá của sản phẩm, tập đếm và cộng.

Ngoài ra, trong phòng ngủ (hoặc phòng khách) của con mẹ nên có 1 bảng học đếm số từ 1 đến 100.

4. Dạy con lớp 1 về đo lường và hình học

Ở trường: Trẻ học lớp 1 sẽ được dạy so sánh chiều dài, cân nặng và khối lượng của hai hoặc nhiều vật. Các bé sẽ đo chiều dài bằng cách sử dụng các vật nhỏ, chẳng hạn như kẹp giấy, đơn vị và so sánh, nhận diện và mô tả các hình dạng phổ biến.

Tại nhà: Áp dụng mọi hoạt động diễn ra tại nhà để dạy bé học đo lường: ví dụ như khi nấu ăn mẹ có thể nói cho con về liều lượng các thành phần của món ăn, đo bằng cốc, thìa và thực hành luôn. Chẳng hạn đo khối lượng bằng cách cùng đổ một chất lỏng vào các cốc có kích cỡ khác nhau hoặc đổ nước vào cốc cùng kích cỡ để bé học khả năng so sánh.

Để dạy về hình học mẹ có thể cho bé chơi với các đồ vật có nhiều hình khối khác nhau hoặc thảo luận về hình dạng của các tòa nhà...

5. Thời gian và tiền bạc

Ở trường: Một kỹ năng khác mà học sinh lớp 1 có thể sẽ được học đó là về thời gian và tiền bạc.

Bé được học, đọc và hiểu khái niệm "mấy giờ", "nửa giờ nữa", "một giờ nữa". Bé sẽ đọc được tên các ngày trong tuần, các tháng trong năm.

Ngoài ra bé cũng biết được giá trị của mỗi đồng tiền và khi chúng cộng lại với nhau.

Ở nhà: Để dạy cho bé học lớp 1 biết rõ về khái niệm thời gian, mẹ hãy áp dụng đặt một chiếc đồng hồ treo tường ở vị trí thấp bé có thể nhìn thấy hoặc một chiếc đồng hồ để bàn và dạy bé về các kim giờ, kim phút, kim giây, cách tính thời gian.

Cùng với đó cũng có thể đặt một quyển lịch có ngày, tháng, năm rõ ràng tại bàn uống nước và cho phép bé tìm hiểu, ghi chú lại những gì bé thích vào ngày hôm đó, đánh dấu các ngày, sự kiện quan trọng. Khuyến khích bé nói về những gì đã làm ngày hôm nay, ngày hôm qua, sẽ làm gì vào ngày mai và tuần tới.

Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, mẹ có thể bỏ những đồng tiền ra và dạy bé về giá trị của nó.

* Bài viết tham khảo thông tin từ Parents

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm