Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa gây ra những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp này không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch đồng thời phát triển chậm cả về thể chất và trí não.
Vì vậy thay vì để bệnh tới "gõ cửa" thì các mẹ nên tìm hiểu những cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.
1. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ 6 tháng đầu rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Vì trong sữa mẹ có những dưỡng chất cần thiết để bé có thể phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn não bộ. Không chỉ vậy, sữa mẹ còn giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, từ đó giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Do hệ vi sinh chưa hoàn thiện, thành ruột còn mỏng nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá, trong đó có chế độ ăn uống không hợp lý. Thường thì do khẩu phần ăn của bé không hợp lý, thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc đôi khi là do cơ địa của một số trẻ dị ứng bẩm sinh với một loại thực phẩm nào đó…
Vì vậy, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, các mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Sau đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ:
- Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, lành mạnh và an toàn, đáp ứng các nhu cầu của trẻ theo độ tuổi, cân nặng và các đặc điểm cá nhân.
- Không nên cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Nên chọn thực phẩm giàu vitamin để chế biến, tránh lựa chọn thực phẩm trẻ cần nhiều thời gian để ăn bởi hầu hết trẻ nhỏ đều rất ngại phải nhai nhiều.
- Cân đối thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho con ăn vặt thường xuyên.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ. Nên cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa.
- Cho trẻ sử dụng một số sản phẩm lên men từ sữa chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
3. Hạn chế dùng kháng sinh khi trẻ ốm bệnh
Không nên cho trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh khi bị ốm.
Khi trẻ bị ốm, mẹ không nên cho bé dùng nhiều thuốc kháng sinh vì những chất chứa trong thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong cơ thể bé, lâu dài sẽ khiến hệ vi sinh của bé bị mất cân bằng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất mẹ nên tìm hiểu các phương thức dân gian để chữa trị cho bé, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh.
4. Giữ gìn vệ sinh cho bé
Cần vệ sinh cá nhân cho con hàng ngày.
Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng như môi trường xung quanh cũng là một trong những cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ đơn giản mà hiệu quả nhất. Cách làm này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ, giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh lý trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Các mẹ nên rửa tay, vệ sinh cá nhân cho con thường xuyên trong ngày, đặc biệt là trước khi ăn. Bên cạnh đó, môi trường sống hàng ngày có rất nhiều vi khuẩn, phụ huynh nên trông bé cẩn thận, không cho bé chơi, ngậm những loại đồ chơi không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không cho bé tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám khuẩn.
5. Tiêm phòng đầy đủ cho bé
Tiêm phòng đầy đủ cũng giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Trong giai đoạn bé lớn lên, mẹ nên thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ cho bé. Tiêm phòng giúp bé tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và cả những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Ngoài những cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ trên, các mẹ cũng nên giữ đủ ấm cơ thể bé, đặc biệt là trong thời tiết mùa lạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên mặc quá nhiều cho trẻ, khiến trẻ bị bí hơi.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi đặc điểm phân của trẻ vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân của trẻ có thể ở dạng lỏng ra nước hoặc cứng hay phân sống. Khi con bị rối loạn tiêu hóa, hãy mang mẫu phân của con tới gặp các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ rối loạn tiêu hóa của con.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet