Có nhiều đứa trẻ lớn lên trở nên tầm thường, sa sút, trái ngược hẳn với sự kỳ vọng của cha mẹ. Thậm chí có những em đi sai đường, tự hủy hoại cả tương lai của mình.
Trong nhiều gia đình, người cha chịu trách nhiệm kiếm tiền bên ngoài, còn người mẹ chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái. Dẫu vậy, tầm quan trọng và những tác động của người cha tới con cái vẫn rất lớn. Trong một gia đình, nếu có 3 kiểu người cha dưới đây, nó sẽ ảnh rất tiêu cực tới sự phát triển của con cái.
1. Người cha thờ ơ với việc dạy con, có tầm nhìn hạn hẹp
Người cha là trụ cột của gia đình, họ nên lo lắng hơn về tiền bạc, địa vị, danh tiếng, cách giáo dục con cái… Những trách nhiệm này không ai làm tốt hơn trong vai trò của người cha.
Một người cha cần biết những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và những gì con mình có thể làm được. Khi con cái đi đúng hướng, cha mẹ chỉ nên lặng lẽ quan sát, nếu con đi vào con đường nguy hiểm, người cha phải kịp thời can thiệp để xoay chuyển tình thế.
Những người cha có tầm nhìn hạn hẹp thường chỉ biết để con cái sớm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Họ không nghĩ tới việc làm thế nào để con cái có thể phát triển hơn nữa.
Ví dụ, có một người cha thường xuyên nhấn mạnh với con cái mình rằng, khi chúng lớn lên sẽ ở nhà làm ruộng. Vậy là bọn trở cứ như thế bị mắc kẹt mãi ở nông thôn, chưa bao giờ biết thế giới ngoài kia rộng lớn đến như thế nào.
Cũng có những người cha thích cảnh sống an nhàn, không biết cố gắng làm giàu. Kết quả là những người con của họ cũng trở thành những người bình thường. Khi còn nhỏ, những đứa trẻ luôn đứng trên vai cha mình để nhìn ra thế giới.
2. Người cha hay gắt gỏng, thích bạo lực
Có một số người cha không có năng lực nhưng lại rất nóng tính. Họ rất dễ tức giận, thậm chí còn bạo lực với con mình. Bất kể con cái làm gì đi chăng nữa họ cũng đều không hài lòng. Điểm số con kém, họ cho rằng học cho phí tiền, điểm số con tốt, họ cho rằng chưa đứng đầu lớp là chưa giỏi.
Họ còn có xu hướng mang những cảm xúc tiêu cực trong công việc về nhà và trút giận lên con cái, dẫn tới nhiều mâu thuẫn xảy ra trong gia đình. Kiểu người cha này gieo vào sự oán hận trong lòng con cái, một khi đạt tới đỉnh điểm của giới hạn sẽ có những điều đáng tiếc xảy ra.
Khi con cái còn nhỏ, thấy cha mình cáu gắt, lớn tiếng như vậy, chúng rất sợ hãi và không dám phản kháng. Bất cứ hành động nào của con cái cũng đều xem xét sắc mặt của cha mình.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy thường có 2 tính cách, một là nhát gan, luôn sợ hãi cha mình, hai là có xu hướng nổi loạn ở tuổi vị thành niên.
3. Người cha độc đoán
Có đứa con sau khi lập gia đình vẫn chưa thể tự lập, phải dựa dẫm vào cha mẹ để mưu sinh. Nguyên nhân cơ bản là cha mẹ đã quen xen vào chuyện của con cái, con cái không nghe lời thì mẹ khóc lóc, cha độc đoán đưa ra ý kiến của mình.
Ham muốn kiểm soát của người cha quá mạnh sẽ khiến con cái không dám là chính mình. Theo thời gian, những đứa trẻ có thói quen không thể tách rời gia đình mình.
Trước 18 tuổi, cuộc đời của đứa trẻ là do cha mẹ sắp đặt, sau 18 tuổi là do chính mình quyết định.
Nhà viết kịch người Ireland George Bernard Shaw từng nói: "Nhiệm vụ đầu tiên của một người đàn ông và phụ nữ trưởng thành là tuyên bố độc lập. Một người sợ hãi trước uy quyền của cha mình không phải là một người đàn ông".
Con trai có thể kế thừa công việc kinh doanh của cha, nhưng sau khi con cái đã tiếp quản, chúng nên có phương thức quản lý của riêng mình, không thể lúc nào cũng nghe theo mọi thứ cha mình đưa ra.
Tóm lại, người cha có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con cái. Nếu muốn con cái phát triển tốt, người cha nên biết tiếp thu những cái mới và làm những điều có lợi cho con mình.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet