Nội dung

Bệnh quai bị do virus gây nên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là trẻ ở tuổi học đường 5-6 tuổi. Bệnh rải rác quanh năm, nhưng thường gặp nhiều vào cuối đông, đầu xuân.

1. Trẻ trai mắc quai bị sẽ bị vô sinh

Diễn biến bệnh thường nhẹ, trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, ho, sau đó thấy sưng, đau một bên mang tai rồi đau cả hai bên. 5-7 ngày sau bệnh có thể tự hết nếu diễn biến thông thường. 

Đây là một bệnh lành tính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai có thể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết. 

Khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh. Thực tế biến chứng này thường không hay xảy ra ở trẻ trước tuổi dậy thì. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị viêm não, màng não, với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ói mửa, cứng cổ... cũng có khi bị co giật. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai. 

2. Dùng miếng cao dán để chữa bệnh 

Khi con bị quai bị nhiều cha mẹ đi mua miếng cao dán vào phía mang tai để chữa. Tuy nhiên, theo phó giáo sư Dũng nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh. Bệnh do virus gây nên, vì thế việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.  

Không nên bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai..., đặc biệt là châm chọc ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm trùng. 

Nếu trẻ sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol cũng có thêm tác dụng giảm đau. Hoặc có thể đắp ấp vùng tuyến mang tai để giảm đau.  

3. Người lớn không bị bệnh

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 

Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần.Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng. Lý do vì người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch.

Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Trong khi đó theo phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), virus theo đường hô hấp nên  bệnh lây lan rất nhanh.  

Chăm sóc bệnh tại nhà:

 - Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cả người lớn và trẻ con, cách ly 10-14 ngày. Nguyên tắc nói bệnh lây ở trẻ con nhưng khi bố mẹ chăm sóc, virus do trẻ bắn ra thì người lớn có thể bị bệnh hoặc thành trung gian truyền bệnh.

 - Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế chạy nhảy. 

- Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng, súc miệng bằng nước sát khuẩn. 

- Chế độ ăn thức ăn mềm, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa, như nấu súp để người bệnh dễ ăn, đồ ăn lỏng. 

- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho, giảm đau...  Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ trên 1 tuổi đi tiêm phòng. Trường hợp nào chưa tiêm mà đã bị thì không cần tiêm với điều kiện phải chẩn đoán chính xác. 

Khi nào cần đưa trẻ đến viện: 

- Bé trai có biểu hiện sưng, đau tinh hoàn, sờ rắn lại còn bé gái là đau bụng dưới, đau khi sờ nắn... Trẻ có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng.

 - Bé thấy đau đầu, nôn... biểu hiện của viêm não - màng não

 - Với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như đang dùng corticoid, bị thận hư, khớp... nguy cơ bị biến chứng cao hơn.

3 lầm tưởng thường gặp về bệnh quai bị

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm