Trẻ trong độ tuổi tiểu học rất hiếu động, tò mò và thích khám phá thế giới. Não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì thế trẻ thường dễ bị thu hút bởi những thứ mới mẻ và hấp dẫn.
So với người lớn, thời gian trẻ tập trung vào một việc thường sẽ ngắn hơn. Rất nhiều ông bố, bà mẹ đã phải “căng não” với vấn đề giáo dục cho trẻ tính tập trung, dù là trong học tập hay khi tham gia vào các hoạt động vui chơi khác.
Bởi để dạy trẻ hình thành thói quen này, không phải là chuyện mà các bậc phụ huynh có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Ngược lại, việc giáo dục tốt cho trẻ tính tập trung, đòi hỏi bố mẹ phải vô cùng kiên nhẫn và khéo léo.
Nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ tiểu học có biểu hiện thiếu tập trung. lơ là việc học, thường xuyên ngủ gật trong lớp, lúc này bố mẹ nên có phương pháp hướng dẫn con phù hợp.
Vì sao nhiều trẻ đi học thường lơ là và mất tập trung?
Tò mò, hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh
Trẻ em thường tò mò về những thứ mình cảm thấy có hứng thú. Khi những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài thu hút ánh nhìn của trẻ, não bộ lập tức sẽ nhận được tín hiệu khiến trẻ dồn sự tập trung vào đối tượng mới mà sẵn sàng bỏ dở việc đang làm.
Thời gian trẻ ngồi một chỗ, tập trung vào việc nhất định thường sẽ không kéo dài quá lâu. Vì bị phân tâm nên trẻ sẽ không đạt được hiệu quả công việc ở mức tối đa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của trẻ và những hoạt động như giao tiếp, vui chơi khác.
Ngoài ra, trẻ bước vào tiểu học là độ tuổi có trí tưởng tượng phong phú. Khi được nghe, nhìn hay cảm nhận một sự vật, sự việc thì tại thời điểm trẻ tiếp nhận thông tin đó, não bộ của trẻ sẽ bắt đầu linh hoạt.
Vì thế mà cùng một lúc, trẻ có thể liên tưởng đến nhiều điều, não bộ của trẻ sẽ như một “bức tranh” với đa dạng “màu sắc” và “hình thù”. Sau đó, trẻ sẽ rơi vào mộng tưởng của chính mình mà không thể tự thoát ra được.
Khi không tìm được sự hứng thú, trẻ sẽ cảm thấy chán nản và mất tập trung.
Không hứng thú với nhiệm vụ được giao
Thực tế, việc trẻ khó tập trung khi không tìm được sự hứng thú từ nhiệm vụ được giao là một vấn đề phổ biến. Nhiều trẻ thường dễ bị hấp dẫn và kích thích hành động khi trẻ cảm thấy yêu thích một việc gì đó. Ngược lại, những đứa trẻ sẽ “từ chối tiếp xúc” với những việc mà bản thân không hứng thú và không có động lực để thực hiện.
Một đứa trẻ sẽ có thể hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao, bằng cách tập trung toàn bộ sức lực và thời gian khi trẻ tìm được động lực. Nếu muốn con phát triển tốt, bố mẹ cần tạo động lực để trẻ cố gắng và linh hoạt trong vấn đề tạo hứng thú để trẻ có thể tập trung thực hiện hiệu quả công việc được giao.
Nhiệm vụ được giao vượt quá khả năng
Việc bố mẹ đặt kỳ vọng cao thường khiến cho những đứa trẻ cảm thấy bị áp lực. Biểu hiện lơ là hoặc thậm chí là bỏ qua những nhiệm vụ được bố mẹ, thầy cô giao phó là cách mà nhiều đứa trẻ bộc lộ để né tránh khi trẻ cảm thấy nhiệm vụ “vượt sức” với bản thân.
Tình trạng uể oải, mất tập trung là dấu hiệu đầu tiên ở trẻ, khiến cho chất lượng hoạt động của trẻ giảm sút. Nếu bố mẹ và thầy cô tạo áp lực cho trẻ trong thời gian dài, trạng thái tinh thần của trẻ sẽ trở nên tiêu cực, dẫn đến hậu quả nặng nề như chứng trầm cảm.
Để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc đến quá trình hình thành tính cách của trẻ sau này, bố mẹ cần cẩn trọng để áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi và khả năng của từng đứa trẻ.
Nhiều trẻ khó tập trung khi không tìm được sự hứng thú từ nhiệm vụ được giao.
Chế độ ngủ nghỉ không lành mạnh
Theo nhiều nghiên cứu đã được đưa ra, giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng hoạt động của trẻ. Những đứa trẻ phải được quan tâm và đảm bảo ngủ đủ ít nhất từ 8-12 giờ mỗi đêm để có thể phát triển tốt về trí tuệ và cảm xúc.
Tình trạng trẻ lơ mơ, "gật gà gật gù" trong lớp học hoặc khi tham gia vào các hoạt động khác là một vấn đề không xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì bố mẹ đã “nới lỏng”, không khắt khe trong việc chăm sóc chế độ giấc ngủ của trẻ.
Bố mẹ nên hạn chế việc con thức khuya nghịch điện thoại, xem ti vi hay đọc truyện… nếu không muốn trẻ mang trạng thái bơ phờ vì thiếu ngủ đến lớp, dẫn đến kết quả học tập, làm việc kém hiệu quả.
Vậy bố mẹ nên làm thế nào để giúp con cải thiện khả năng tập trung, học tập tốt hơn?
Nếu nhận thấy trẻ lơ mơ, thiếu tập trung trong học tập, giao tiếp hay khi thực hiện những hoạt động khác, bố mẹ đừng vội la mắng hay chỉ trích. Việc bố mẹ phản ứng gay gắt, đôi khi sẽ không tạo ra hiệu quả mà còn gây nên những tác động ngược, khiến trẻ càng cáu kỉnh và có xu hướng chống đối.
Hãy khéo léo sẽ biết cách vận dụng những phương pháp đúng đắn sau đây để giáo dục tính tập trung, giúp con học tập tốt hơn, cải thiện thành tích.
Giảm áp lực và tạo động lực cho trẻ
Trẻ tiểu học là độ tuổi mà bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sở thích của con. Bố mẹ cần giúp những đứa trẻ tìm ra được sở thích của bản thân càng sớm càng tốt, thay vì ép buộc trẻ làm những điều mà chúng không thích.
Khi bố mẹ áp đặt và kỳ vọng vào những đứa trẻ quá lớn, trẻ sẽ cảm thấy áp lực và buồn chán thay vì vui vẻ làm tốt nhiệm vụ được giao. Vì thế, bố mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên, tự do làm những điều mà trẻ thích thú.
Hãy tinh tế sẽ biết tạo cho trẻ những môi trường phong phú để rèn luyện tính tập trung cho trẻ. Với đầu óc sáng tạo, ưa khám phá, tìm tòi thì trẻ sẽ có sự hứng thú đặc biệt với những điều mới lạ, hấp dẫn. Điều này là động lực rất lớn để trẻ tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao trong sự vui vẻ và hạnh phúc.
Bố mẹ nên dạy trẻ việc lập kế hoạch để đạt được hiệu quả trong mỗi việc làm.
Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch
Với tính cách hiếu động ở trẻ, cùng một lúc trẻ có thể có hứng thú với rất nhiều thứ khác nhau. Nhưng nếu trẻ bị sao nhãng bởi nhiều vấn đề, tính tập trung của trẻ sẽ không thể phát huy ở mức tối đa, vì thế mà hiệu quả cho các hoạt động học tập, vui chơi cũng sẽ không đạt mức tốt nhất.
Để tránh việc trẻ phân tâm, làm nhiều việc mà không tập trung vào một nhiệm vụ nhất định, thì bố mẹ cần rèn luyện cho trẻ khả năng lập kế hoạch.
Bản kế hoạch giống như “bản đồ”, giúp trẻ phát triển đúng hướng bằng cách tập trung vào từng mục tiêu ở từng giai đoạn khác nhau. Trẻ sẽ tự nhận thức được nhiệm vụ nào cần thực hiện trước. Điều này sẽ giúp trẻ giải quyết được tất cả vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Giúp trẻ thiết lập giấc ngủ lành mạnh
Việc “ăn khỏe, ngủ ngon” là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần luyện tập cho trẻ, hình thành cho trẻ thói quen ngủ đủ và đúng giờ giấc bằng cách đưa ra thỏa thuận về nề nếp sinh hoạt.
Khi giấc ngủ được thiết lập cố định mỗi ngày, trẻ sẽ tự giác thực hiện và điều này sẽ rất tốt cho những hoạt động của trẻ vào ngày hôm sau.
Ngoài việc giáo dục nề nếp, bố mẹ cũng cần phải trở thành “hình mẫu lý tưởng” để trẻ học tập. Thực tế, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, bố mẹ như thế nào thì trẻ cũng sẽ như thế.
Vì vậy, bố mẹ cũng cần cùng trẻ xây dựng mô hình giấc ngủ đúng đắn, càng sớm càng tốt. Đồng thời, bố mẹ cũng nên tạo cho trẻ môi trường ngủ chất lượng.
Bên cạnh việc sắp xếp, trang trí phòng ngủ phù hợp, việc bố mẹ “giao tiếp” cùng con vào mỗi tối trước khi đi ngủ cũng là một hoạt động rất hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ thêm gần gũi và gắn kết hơn.
Chế độ ngủ lành mạnh giúp trẻ nạp đầy năng lượng cho ngày hôm sau.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet