1. Đầu tiên là cần xác định rõ target audience cần những gì? Nếu chúng ta muốn cung cấp nội dung giá trị cho khách hàng, vậy nội dung nào là giá trị với họ? Ví dụ với brand Cốm vi sinh Bio-acimin: khách hàng mục tiêu là các bà mẹ có con từ 6 tháng đến 6 tuổi, họ rất cần tư vấn trường hợp tiêu hóa và dinh dưỡng cụ thể cho con của họ.
Hiểu rõ và cung cấp những nội dung có giá trị thực sự cho công chúng mục tiêu
2. Cung cấp nội dung giá trị cho công chúng mục tiêu của mình: Cụ thể là những tips hướng dẫn, bài viết dạng how-to để giải quyết những điều họ đang cần. Bạn biết rõ rằng chẳng ai quan tâm những điều họ thấy không cần thiết cả.
3. Đừng viết khô như ngói, nên viết có giọng điệu riêng và đồng nhất. Lấy thương hiệu Băng vệ sinh Diana làm ví dụ: Brand personality của họ là Femininity (nữ tính), vậy có thể lựa chọn một giọng điệu nữ tính, nhẹ nhàng như là brand voice của họ.
4. Hình ảnh phải nuột nà: Chất lượng nội dung hình ảnh là điều rất đáng chú ý. Nó không chỉ bắt mắt người xem mà còn thể hiện tầm vóc và sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Bạn chú ý thêm lựa chọn kích thước hình ảnh để đảm bảo hình ảnh được hiển thị tốt trên các mạng xã hội, tránh việc người xem phải click phóng to hình ảnh mới xem được hết. Kích thước của hình ảnh post trên Facebook bạn nên chọn là 403×403.
Hình ảnh nên được chú trọng đầu tư để bắt mắt người xem và nâng tầm thương hiệu
5. Đừng chỉ post xong để đó, hãy tham gia vào nói chuyện với fan để tạo ra cơ hội tương tác với thương hiệu nhiều hơn. Nếu chỉ post, chúng ta đang nói với nhiều người cùng một lúc. Liệu có giúp nhớ và ấn tượng hơn bằng việc chúng ta nói chuyện riêng với từng công chúng mục tiêu cụ thể?
6. Đầu tư chạy promote cho các chương trình, cuộc thi: nên đầu tư quảng cáo cho các event, contest. Bạn đầu tư về quà tặng, giải thưởng, các sự chuẩn bị khác cho event, cuộc thi… Vậy thì nên đầu tư thêm để đưa thông tin chương trình tiếp cận rộng hơn tới công chúng mục tiêu để tăng hiệu quả.
Những mini contest như thế này nên được chạy Facebook Promoted Post để tiếp cận thêm công chúng mục tiêu
7. Nhận diện thương hiệu phải được sử dụng và đồng nhất ở tất cả các nội dung. Đừng sử dụng hình ảnh, font chữ, màu sắc không phù hợp với nhận diện thương hiệu
8. Hỏi nhiều hơn chứ đừng "chém gió” nhiều về mình. Thời đại này thương hiệu không phải là số 1, công chúng mục tiêu mới là số 1. Hãy tập trung hỏi fan để họ trả lời, phản biện, nêu ý kiến. Mục tiêu là để họ tương tác lại.
9. Nên thuê đối tác chuyên nghiệp làm nội dung. Nội dung là cốt lõi của sự thành công trên social media, bạn không làm được nó tốt thì nên thuê đối tác chuyên nghiệp để thực hiện. Họ sẽ giúp bạn thống nhất thông điệp, sáng tạo concept thể hiện, copywrite, thiết kế, sản xuất hình ảnh… Việc của bạn là mở lòng để cung cấp cho họ những gì brands của bạn có. Nếu không "mở lòng”, nội dung họ tạo ra sẽ khó mà đúng được. Bạn nên chú trọng lựa chọn những social media agency tập trung hơn vào sáng tạo nội dung, đừng đặt tiêu chí lựa chọn những đối tác giỏi về thủ thuật hay công cụ.
10. Bạn chưa có fan page trên Facebook? Setup ngay để có thể bắt đầu tiếp cận với công chúng mục tiêu.
11. Website của bạn cần hiển thị nuột nà trên các thiết bị di động smartphone, tablet… chứ không chỉ trên desktop. Sắp tới khi truy cập Internet qua di động còn nhiều hơn trên desktop, chắc bạn sẽ không muốn phải "đập đi làm lại” một website mới hiển thị tốt trên di động?
Thiết kế website nên bắt đầu chú trọng đến việc hiển thị tốt trên các thiết bị di động
12. Nên chủ động trước những thay đổi từ Facebook. Facebook là "gái mới lớn”, nhiều thứ thay đổi "sáng nắng chiều mưa” lắm. Nên thay vì bị động trước những cập nhật, thay đổi hay ho từ Facebook News feed, hay từ Facebook Ads… hãy chủ động nắm bắt lấy những thông tin mới nhất về social media để làm người tiên phong. Bạn nghĩ ra ý tưởng một social media campaign dùng hashtag chẳng hạn, chả oai với các đối thủ khác hay sao? Bạn đang hỏi là cập nhật ở đâu đúng không? Có thể đọc blog của Mix Digital hoặc tạp chí Brands Việt Nam thường xuyên, bạn sẽ nhận được những cập nhật mới nhất về social media và thậm chí cả những điều nên áp dụng đối với những cập nhật mới đó.
13. Chia sẻ nội dung cần "đều như vắt chanh”: Chú ý hơn về kế hoạch xây dựng nội dung và thời gian post để đảm bảo tần suất post hợp lý. Đối với Facebook, mỗi ngày bạn nên chỉ 3-4 post thôi và nên post vào những khung giờ cố định để đảm bảo việc tiếp nhận nội dung của khách hàng từ thương hiệu có hiệu quả hơn.
14. Infographic – võ mới nên dùng: Xa rồi những post với caption dài bất tận, công chúng mục tiêu sẽ lướt chuột qua một cách phũ phàng. Bạn nên trình bày nội dung bạn muốn chuyển tải dưới dạng các inforgraphic bắt mắt, ấn tượng, dễ "đi vào lòng người”. Chẳng những thông điệp của bạn sẽ được ghi nhớ tốt hơn, bạn còn khẳng định được đẳng cấp thương hiệu của bạn trước mắt bàn dân thiên hạ.
Infographic là cách thể hiện ấn tượng hơn hẳn so với nội dung text thông thường
15. Nghe ngóng công chúng mục tiêu đang nói, đang quan tâm về điều gì trên các mạng xã hội? Chú ý xem các sự kiện và những ngày đặc biệt sắp tới để đưa ra những nội dung hot và phù hợp ở từng thời điểm. Bạn là brand với sản phẩm dành cho các bà mẹ, đừng dại dột bỏ qua ngày lễ Vu Lan. Bạn là brand dành cho tuổi mới lớn, chẳng thể làm ngơ trước ngày tựu trường…
Trên đây là 15 điều tâm niệm muốn chia sẻ với các marketer Việt khi thực hiện xây dựng chiến lược social media. Liệu còn những điều tâm niệm khác? Hãy chia sẻ với những người đọc khác tại đây để chúng ta có những kiến thức đầy đủ hơn về social media.
Nguồn: MixDigital
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet