Mỗi đứa trẻ được sinh ra, dù là con đầu hay con thứ đều đem đến cho bố mẹ những cảm xúc và sự trải nghiệm khác nhau. Dưới đây là chia sẻ chân thật về khác biệt thú vị của một mẹ Tây về con đầu và con thứ.
1. Kỷ niệm
Con đầu: Khi nhận thông tin là mình có thai, tôi vỡ òa trong xung sướng. Tất cả mọi người xung quanh bạn đều vô cùng hào hứng chúc mừng, tặng quà, thăm hỏi. Khi sinh bé, hầu hết mọi bạn bè, họ hàng và người thân đều đến thăm bạn, tặng quà cho bé và hỏi han đủ thứ.
Con thứ: Ồ, mọi người đi đâu cả rồi? Đến lần sinh này, hầu hết mọi người đều cho đó là việc quá bình thường và chỉ chúc mừng qua loa.
Mỗi đứa con đều đem lại cho tôi những trải nghiệm và cảm xúc khác nhau (Ảnh minh họa)
2. Tài liệu tham khảo
Con đầu: Do lần đầu mang thai tôi rất hồi hộp và lo lắng. Để đảm bảo cho con được khỏe mạnh, tôi đã mua rất nhiều loại sách hướng dẫn về nghiên cứu, từ sách về quá trình thai nghén đến những hướng dẫn chăm sóc theo từng tuần phát triển của con trong suốt hai năm đầu đời.
Con thứ: Đến con thứ hai, hầu như mọi kinh nghiệm và hiểu biết về chăm con tôi đa tích lũy đủ từ lần đầu nên không cần phải ngồi đọc sách nghiên cứu hàng ngày nữa.
3. Khi con bị ốm
Con đầu: Chỉ cần thấy bất cứ dấu hiệu nào không ổn của bé như sổ mũi, ho hoặc sốt nhẹ, chúng tôi lo lắng, đứng ngồi không yên và lập tức đưa con đến bệnh viện.
Con thứ: Đã được trải nghiệm ở lần 1, nên lần này chúng tôi bình tĩnh hơn rất nhiều. Tôi có thể tự tìm hiểu các phương pháp trị một số bệnh đơn giản tại nhà cho con mà không cần phải nhờ đến bác sĩ.
4. Quản lý thời gian
Con đầu: Tôi hầu như không có thời gian để làm bất cứ việc gì, mọi thời gian của tôi đều dành chăm lo cho em bé. Tôi luôn luôn ở bên con vì không một lúc nào tôi có thể thôi lo lắng cho con. Bạn bè thường trách móc là từ khi có con thì chúng chẳng thể hẹn với tôi một bữa cà phê nào ra hồn cả.
Con thứ: Tôi không thể hình dung làm thế nào mà tôi lại có thể bận rộn đến như thế khi chỉ có một đứa con? Giờ đây, tôi đã có nhiều kinh nghiệm nên đã biết cách chăm con ngoan hơn, ít quấy khóc, chịu khó ăn ngoan hơn. Chính vì thế, tôi có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, tôi có thoải mái được tự do hẹn gặp bạn bè hay có nhiều thời gian hơn cho công cuộc làm đẹp.
Với con đầu và con thứ, tôi cũng có cách quản lý thời gian khác nhau (Ảnh minh họa)
5. Thể hình sau sinh
Con đầu: Tôi luôn muốn lấy lại vóc dáng của mình sau khi sinh. Tôi đã hy vọng tràn trề rằng ngực tôi sẽ lại đẹp như cũ khi tôi xong nhiệm vụ cho con bú; bụng tôi sẽ phẳng lì, vết rạn da rồi sẽ hồi phục.
Con thứ: Tôi nhận ra rằng mong muốn để được vóc dáng như xưa là một điều vô cùng khó khăn, nhưng tôi vẫn cố gắng tìm mọi cách để cải thiện cơ thể để có thể trông vừa mắt hơn.
6. Sự quan tâm chăm sóc
Con đầu: Tôi luôn luôn để mắt đến con, mỗi dấu hiệu hay cử chỉ bất thường của con đều làm tôi rối bời. Vào mỗi đem, nghe thấy tiếng bé khóc, tôi sẽ vội vàng chạy đến xem bé có vấn đề gì không.
Con thứ: Mỗi khi bé khóc vào ban đêm, tôi sẽ vội vàng chạy đến dỗ bé ngủ tiếp để khỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ của anh/chị bé.
7. Sự sạch sẽ
Con đầu: Mỗi khi bé trớ hay ợ sữa, tôi sẽ thay toàn bộ quần áo của bé dù chỉ bị dính 1 giọt sữa trớ. Tôi luôn muốn bé mặc những bộ trang phục sạch sẽ và đẹp mắt.
Con thứ: Mỗi lần quần áo con bị dính bẩn do dính đồ ăn, tôi chỉ cần dùng khăn sữa, yếm, giấy ướt hay giấy ăn để lau vết bẩn đi mà khỏi cần phải thay đồ cho bé, sau đó lại cho bé tiếp tục chơi bình thường.
8. Sự phát triển
Con đầu: Chúng tôi khuyến khích kỹ năng vận động của con, vì thế luôn dành thời gian để tập luyện cùng con và đánh giá cao tất cả những thành tích của con.
Con thứ: Có hai con đồng nghĩa tôi phải để mắt nhiều hơn đến chúng. Tôi thậm chí còn mong con từ từ biết đi bởi một khi bé đã có thể chạy khắp nhà thì việc quản lý cả 2 đứa trẻ đang chạy lăng xăng cùng một lúc quả là việc vô cùng mệt mỏi.
9. An toàn
Con đầu: Mọi thiết bị, đồ dùng trong nhà tôi đều bao bọc hoặc để chúng tránh xa tầm tay của con.
Con thứ: Đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng không phải bất cứ thứ gì cũng có thể gây hại cho con, nên tôi chỉ cần bảo vệ an toàn ở những điểm thực sự có thể gây nguy hiểm cho bé như ổ cắm điện, bể nước, dao kéo....
10. Sự gần gũi
Con đầu: Tôi luôn muốn ôm ấp bé cả ngày vì bé là đứa con đầu tiên của tôi.
Con thứ: Tôi cũng muốn luôn giữ con trong lòng mình, vì tôi nghĩ rằng đây sẽ là đứa con cuối cùng của tôi. Nhưng thời gian để bé ngủ trên tay tôi là rất hiếm bởi vì tôi còn phải chăm lo cho chị của bé nữa.
Với cả con đầu và con thứ, tôi luôn ôm ấp bé cả ngày (Ảnh minh họa)
11. Hoạt động gia đình
Con đầu: Vào mỗi cuối tuần, cả gia đình lại đi chơi hay đi picnic. Khi chỉ có hai vợ chồng và một em bé, tôi có thật nhiều thời gian và mỗi chuyến đi lại là một trải nghiệm thật tuyệt vời cho cả gia đình.
Con thứ: Lúc này vợ chồng tôi cần phân chia rõ ràng công việc và trách nhiệm của mình trong việc trông nom hai đứa nhỏ. Phải có một người chạy theo bé thứ nhất và người còn lại chịu trách nhiệm coi sóc bé thứ hai. Đôi khi một người phải trông cả hai bé để người kia làm việc nhà.
12. Lợi ích
Con đầu: Bé sẽ nhận được mọi sự quan tâm, chú ý của tôi.
Con thứ: Bé được nuôi dạy bằng tất cả những kinh nghiệm quý báu tôi rút ra sau vài năm làm mẹ. Và bé cũng không nhận được sự chú ý số một của tôi vì tôi còn phải để mắt tới chị của bé nữa.
13. Cuộc sống bị tác động
Con đầu: Là một “cú sốc” với chúng tôi, bỗng dưng trở thành cha mẹ. Và tôi nhận ra rằng tôi không thể quay trở lại cuộc sống thư thả như trước khi nữa.
Con thứ: Lần thứ hai gặp lại cảm giác này.
14. Cảm giác
Con đầu: Đứa bé mang lại cho tôi một tình yêu mạnh mẽ mà chưa bao giờ tôi được nếm trải.
Con thứ: Tôi lại được nếm trải tình yêu, niềm hạnh phúc vô bờ này trong cuộc đời một lần nữa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet