Nội dung

12 điều đại kị khi bố trí bếp

Theo quan niệm của phong thủy, từ xưa đến nay, nguyên tắc đầu tiên khi bố trí bếp đó là "tọa hung hướng cát", nghĩa là bếp "ngồi" ở hướng dữ để đốt cái dữ đi. Hướng cửa bếp là hướng tốt để đón sinh khí về. Tuy nhiên, ngoài nguyên tắc này, theo chuyên gia phong thủy Băng Sơn, gia chủ xây bếp phải chú ý tới những lưu ý sau:

Thứ nhất, nhiều người thuộc Đông trạch không nên đặt bếp ở quỷ môn quan (Đông Bắc, Tây Nam) để tránh những tai họa về sau.

Thứ hai, gia chủ bố trí bếp phải tránh 12 điều đại kị sau: không đặt bếp ngược hướng nhà, cổng không đâm thẳng vào bếp (để tránh tiền của, gia súc hao tổn nhiều), cửa chính không nhìn thẳng vào bếp (để tránh gây sự chú ý, chiêu tai họa), bếp không đối diện phòng ngủ (tránh ảnh hưởng bởi nhiệt độ của bếp đến sức khỏe).
Bếp không đối diện nhà vệ sinh, bếp không Sát giường ngủ (để tránh mất vệ sinh, gia chủ mất giấc ngủ ngon), sau bếp không để khoảng không lớn, bếp không đặt trên đường ống nước (để tránh phụ nữ trong gia đình mắc bệnh về tiêu hóa), xà ngang không đè trên đầu nhà bếp (để tránh nhà bị nặng, không thoát khí), tránh góc nhìn chiếu thẳng vào bếp, tránh bếp bị nắng chiếu xiên khoai, không đặt bếp sát bể nước, bồn nước.

Thứ ba, gia chủ cũng không đặt bếp ở vị trí tọa cát, hướng cát. Khi gia chủ xây bếp vi phạm nguyên tắc này sẽ xảy ra gặp nhiều tai họa.

"Bếp mà nằm ở hướng tốt - cát phương gọi là "áp", nếu bếp áp Sinh Khí, gia chủ dễ không có con, bị gièm pha, làm ăn không gặp, dễ ly tán, súc vật dễ chết. Nếu bếp áp Thiên Y, gia chủ dễ mắc bệnh lâu ngày, ốm liệt giường. Nếu bếp áp Diên Niên, gia chủ thường không có tiền, tổn thọ, hôn nhân trong gia đình khó thành. Nếu bếp áp Phục Vị, nghĩa là bếp áp chính bản mệnh của gia chủ, gia chủ làm điều gì cũng sẽ khó khăn, khó thành, mọi sự không thuận lợi. Các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị phụ thuộc vào bản mệnh của mỗi người mà không giống nhau.

Bên cạnh đó, bếp cũng kị đặt ở quỷ môn quan, cụ thể nếu bếp đặt hướng Đông Bắc thì truyền thống gia đình dễ bị bại hoại, bếp đặt hướng Tây Nam thì gia đình dễ bị mất cắp. Bếp cũng kị đặt hướng Tây Bắc, Tây vì hỏa khắc kim, dễ bất lợi cho gia chủ.

Bếp án hung phương, gia chủ gặp điu tốt lành

Chuyên gia phong thủy Băng Sơn cho biết thêm, bếp đặt phương tốt gọi là "áp", bếp đặt phương xấu gọi là "án". Khi bếp án hung phương, gia chủ sẽ bài trừ được nhiều điều xấu, xui xẻo đến với gia đình. Bếp án Tuyệt mệnh, gia chủ sẽ sống lâu, thêm con cháu, con cháu dễ nuôi.
Bếp án Lục Sát, gia chủ không dính phải kiện tụng, không mắc bệnh, không mất của. Bếp án Ngũ Quỷ, gia chủ không bị mất trộm, đầy tớ trung thành, phát tài, ruộng và gia súc đại vượng. Bếp án Họa Hại, gia chủ không gặp rắc rối, ít ốm đau.
Bên cạnh việc đặt phương của bếp nấu, gia chủ cũng cần lưu ý tới việc bố trí một số vật dụng chủ yếu trong nhà bếp. Chẳng hạn, theo chuyên gia Băng Sơn, hũ gạo thuộc thổ, gia chủ nên đặt hướng Tây Bắc sẽ có lợi.
"Xưa kia, người ta còn chôn hũ gạo xuống dưới đất để tránh người ngoài biết được hũ gạo nhà mình để ở đâu. Chính vì vậy, hiện nay, tôi cũng khuyên gia chủ nên bố trí hũ gạo ở chỗ kín. Còn tủ lạnh, gia chủ cũng nên bố trí ở cát phương, tránh hung phương. Cả bếp nấu, tủ lạnh, hũ gạo cần đặt tránh chỗ gió, chỗ ẩm ướt, có nước”.

"Bếp là nơi phải chú ý thứ nhì sau hướng nhà. Bếp là nơi nuôi sống cả gia đình. Gia đình được nuôi sống hay rước họa cũng là ở bếp. Bếp bố trí sai phong thủy, gia đình dễ gặp xui xẻo. Tuy nhiên, được hướng bếp mà hỏng hướng nhà thì cũng coi như phong thủy nhà đó hỏng 50%", chuyên gia phong thủy Băng Sơn nói.

Như Cương

(Chuyện Đời)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Lý giải 13 kiểu đất đồng bằng không thể táng mộ

Long pháp bình dương, xưa nay vẫn liệt vào hàng vi diệu của địa lý. Vì mạch khi xuống bình dương đã nhuyễn nhược, ẩn tàng, bác hoán nhiều lần, nên khó nhận biết. Trong long pháp, huyệt pháp, thiết yếu nhất là phải tránh được hung địa, hoặc vô khí chi địa. Đối với đất bình dương, việc nhìn nhận hung sát không phải dễ.

Xem thêm  

Xây cầu thang phong thủy

Cầu thang gồm có hai phần: động khẩu và lai mạch. Động khẩu được tính từ 1 đến 3 bậc đầu, còn lai mạch là phần còn lại bao gồm cả thân cầu thang và chiếu nghỉ. Với thang máy, chuyển động thẳng đứng thì động khẩu và lai mạch là một.

Xem thêm