1. Phụ kiện điện tử
Dây điện nối, dây cáp USB và cáp sạc điện thoại di động được bán ở các cửa hàng giá rẻ được bọc bằng nhựa PVC. PVC được làm từ vinyl chloride, một hóa chất gây ung thư. Tại các nhà máy, PVC được kiểm soát gắt gao để tránh ảnh hưởng đến công nhân và người dân xung quanh. Vì vậy, hãy chọn mua dây cáp, dây sạc của các hãng uy tín.
2. Bát đĩa nhựa
Những đồ gia dụng bằng nhựa nhưa thìa, dĩa, bát đĩa ăn bằng nhựa có thể chứa hàm lượng Brôm cao, một thành phần trong các chất chống cháy. Mặc dù những được thêm vào để làm cho sản phẩm kháng cháy, nhưng chúng lại được cho rằng liên quan đến với bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và suy giảm phát triển não bộ. Chất này đã bị cấm hoặc loại bỏ trong các sản phẩm nhựa ở Mỹ. Tuy nhiên, các sản phẩm gia dụng nhựa không có nhãn mác có thể sử dụng nhựa tái chế độc hại và rẻ tiền, thay chế cho nhựa nguyên sinh. Vì vậy, an toàn nhất là sử dụng các đồ gia dụng làm bằng inox.
3. Khăn trải bàn
Khăn trải không chỉ tô điểm cho căn phòng mà còn bảo vệ mặt bàn khỏi bị trầy xước và dính bẩn. Tuy nhiên, một thử nghiệm gần đây tại Mỹ đã phát hiện khăn trải bàn trong các cửa hàng đồng giá chứa hàm lượng chì cao, một kim loại độc thần kinh, đặc biệt có hại cho thai nhi và trẻ em. Nó có thể làm giảm chỉ số IQ và gây ra các vấn đề về hành vi. Khăn trải bàn Vinyl không phải là một lựa chọn tốt, bởi vì cũng chứa chất gây ung thư vinyl clorua. Thay vào đó, hãy tìm khăn trải bàn uy tín, dùng một lần hoặc thoải mái giặt giũ thường xuyên.
4. Đồ trang trí
Những quả bóng, vòng hoa trang trí,...được sử dụng từ năm này qua năm khác, hay được làm từ nhựa tái chế chứa lượng Brom cao. Chúng có thể bong ra thành những mạt bụi trong nhà, xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp. Nói chung, những món đồ trang trí như vậy rất độc hại. Vì vậy, hãy cố gắng trang trí nhà bằng hoa tươi, hoa giấy, treo câu đối, tranh ảnh,...thay bằng đồ nhựa.
5. Ống hút
Những thử nghiệm đã phát hiện mức độ DEHP cao, một chất được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng, thường để làm mềm nhựa giòn. Một số chất phthalates can thiệp tới hệ thống nội tiết của cơ thể, và các nghiên cứu đã liên kết phthalate là một tác nhân ảnh hưởng xấu tới bệnh hen suyễn và dị ứng, tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn và bệnh tiểu đường loại 2. Sáu phthalates, trong đó có DEHP, đã được giới hạn ở sản phẩm của trẻ em. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại không hay để ý tới hàm lượng DEHP trong ống hút.
6. Lót vinyl trải sàn
Thảm nhựa trải sàn chứa cả phthalates và Clo. Jeff Gearhart, giám đốc nghiên cứu của Healthy Stuff, đặc biệt lo ngại về tác động của phthalates vì chúng được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm khác nhau. "Phơi nhiễm từ nhiều nguồn và ảnh hưởng đến nhiềubộ phận cơ thể của chúng ta," ông nói. Ông đề nghị nên tránh các sản phẩm có từ "vinyl" trên nhãn.
7. Đèn nhấp nháy
Khi treo đèn nhấp nháy lên cây, bạn có thể vô tình bị dính chất hóa học độc hại da tay, rồi sau đó qua đường miệng xâm nhập vào cơ thể. Khi sản xuất đèn nhấp nháy, nhà sản xuất đã sử dụng nhiều Clo và Brom. Khi mua đèn nháy, hãy tìm đến các hãng uy tín và mua các loại đèn có dán nhãn đạt tiêu chuẩn RoHS (tiêu chuẩn "Hạn chế các chất độc hại" của châu Âu) dành cho các thiết bị điện tử.
8. Trang sức kim loại dành cho trẻ em
Tất cả những gì lấp lánh đều không an toàn. Đợt kiểm tra gần đây cho thấy đồ trang sức trẻ em làm từ kim loại, nhựa trong các cửa hàng đồng giá chứa hàm lượng chì cao, vượt quy định của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ. Chì có thể rỉ ra khỏi trang sức khi bé cắn hoặc ngậm, và ăn phải một lượng nhỏ các kim loại nặng có thể gây tổn hại cho sự phát triển não bộ của trẻ em. Vì những món đồ như vậy không bao giờ được kiểm nghiệm nên tốt nhất bỏ chúng ra khỏi những món đồ bạn mua cho bé.
9. Dây hạt nhựa
Chuyên gia Jett Gearhart đã ước tính rằng: "Tổng số dây hạt nhựa sản xuất một năm có thể chứa đến 408233 kg chất chống cháy nguy hiểm và 4535 kg chì".
10. Giấy dán sticker
Trẻ em rất dễ bị cám dỗ bởi những miếng dán hoạt hình nhiều màu sắc. Tuy nhiên, Hội Y tết công cộng Mỹ đã cảnh bảo miếng dán chứa lượng PVC lớn và kêu gọi hành động để loại bỏ miếng dán hoạt hình khỏi nhà ở, trường học, bệnh viện và các trung tâm trông trẻ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet