Sài Gòn luôn là một những địa điểm có nhiều món ăn hấp dẫn mà ai đến đây cũng phải xuýt xoa vì thích thú. Ăn vặt ở Sài Gòn không phải chỉ là bánh tráng trộn, dừa tắc... mà còn đủ thứ món ngoại lai, danh sách các món ăn được cập nhật hàng tháng theo từng "cơn sốt". Ngồi kể chuyện ăn vặt ở Sài Gòn chắc bạn có thể viết ra thành cả cuốn tiểu thuyết dài tập.
Nếu bạn có túi tiền hạn hẹp mà vẫn muốn thưởng thức những món ăn đặc sản Sài Gòn, danh sách dưới đây sẽ là gợi ý "chuẩn không cần chỉnh".
Khoai bước đầu sẽ được gọt thái, sau đó trộn qua một lớp bột pha theo công thức riêng đặc biệt rồi mới đưa vào chảo điện chiên ngập dầu. Thời gian chuẩn cho mỗi mẻ khoai chín vàng là từ 5-6 phút. Khi có khách gọi, khoai chiên xong sẽ cho vào tô inox rồi sau đó rắc bột xí muội hay phô mai tuỳ theo sở thích từng người. Một phần khoai lang lắc phô mai là 25 nghìn đồng.
Cầm miếng bánh trên tay ngay khi vừa mới lấy khỏi nồi hấp, mùi thơm của sữa với lớp vỏ vài mịn màng, vừa mềm vừa dai tạo cảm giác vô cùng thích thú. Khi cắn một miếng, sữa trứng nóng sẽ "xông" vào miệng khiến thực khách cảm thấy ngây ngất bởi hương vị tuyệt ngon, béo ngậy, ngọt ngào. Một chiếc bánh bao kim sa chỉ có giá 10 nghìn đồng
Cháo ở đây không phải là loại cháo bột mà là hạt gạo xay vỡ, ninh nhừ cùng sườn non qua nhiều tiếng đồng hồ. Sườn cũng không xé nhỏ mà để nguyên miếng, khi ăn có cảm giác thật và đầy đặn hơn. Hàng cháo sườn chợ Tân Định mở từ chiều đến tối muộn, giá từ 15 - 20 nghìn/bát.
Xoài lắc thực ra được làm khá đơn giản với các nguyên liệu là xoài, một chút muối tôm, đường… Tất cả được cho vào một hộp đóng nắp kín rồi lắc mạnh cho gia vị thấm nhanh vào xoài. Tuy nhiên công thức cụ thể gia giảm thế nào lại mỗi quán một khác. Hàng xoài lắc ở Tôn Thất Thiệp là hàng xoài do anh Tạ Ngọc Sơn Hải - “cha đẻ” của xoài lắc mở ra. Giá mỗi phần xoài lắc là 25 nghìn đồng.
Trái bơ to được bỏ hột, nạo lấy thịt rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng sữa đặc, kem tươi. Sau khi đổ ra ly mới múc một muỗng kem dừa bỏ lên trên rồi rắc chút cùi dừa nạo vụn. Một ly sinh tố kem bơ Đà Lạt ở Sài Gòn có giá 30 nghìn đồng.
Kem que hình ngộ nghĩnh đang là một trong những món ăn vặt hot nhất đường Nguyễn Huệ. Một chiếc kem có giá 29 nghìn đồng. (ảnh anxoancyrus)
Nằm nép mình trong khu ăn uống ở cửa số 7, hướng Tây chợ Bến Thành, hàng chè nhỏ hấp dẫn thực khách ngay từ phần nhìn với những bát chè sặc sỡ đủ màu sắc: màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, đậu xạnh, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím khoai môn, màu đỏ sương sa hột lựu... Quán nhỏ này, từ lâu đã là địa chỉ ăn uống quen thuộc của rất nhiều thực khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp ghé qua chợ Bến Thành. Một ly Bé Chè chợ Bến Thành có giá chỉ 25 nghìn đồng.
Màu đỏ của gấc, vàng của bí đỏ, xanh của rau cải, tím của bắp cải, nâu của gạo lứt... làm cho những chiếc phở cuốn không còn đơn điệu mà bắt mắt hơn rất nhiều, đồng thời vẫn giữ được yếu tố mềm, dai của bánh phở truyền thống. Phở cuốn được gói đầy đặn với 1 con tôm nõn to, chút thịt heo luộc đi kèm cùng rau xà lách và nhiều loại rau thơm khác nhau. Giá một chiếc phở cuốn chỉ 12 nghìn đồng, một đĩa 3 cái là 35 nghìn.
Món bánh crepe thơm lừng mùi trứng sữa, gói trong đó nhân chuối, xoài, dâu với sốt nutella khiến nhiều người mê mẩn. Một chiếc bánh crepe kiểu Nhật ở đây có giá từ 30 nghìn đồng.
Mỗi bịch bánh tráng trộn chú Viên ở Nguyễn Thượng Hiền, Quận 3 bán có giá từ 15.000 – 20.000 đồng, phụ thuộc yêu cầu của khách hàng. Mặc dù đắt hơn ở các nơi khác nhưng vẫn được rất nhiều người ủng hộ. (ảnh: Lê Phong)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet