Nội dung
WHO khuyến cáo mỗi người nên sử dụng 5 gam muối (tương đương với 1 thìa cà phê) một ngày.

Nhân ngày Tim mạch thế giới (29/9), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báoViệt Nam đang lạm dụng muối ăn trong thực phẩm.

Who sử dụng quá 1 thìa cà phê muối mỗi ngày dễ bị đột quỵ

WHO khuyến cáo mỗi người nên sử dụng 5 gam muối một ngày.

“Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Lạm dụng muối ăn có thể gây huyết áp, đột quỵ”, WHO cảnh báo.

Ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, kết quả nghiên cứu về tiêu thụ muối ở Việt Nam cho thấy trung bình một người sử dụng từ 12 đến 15 gam muối một ngày.

Rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 đến 64 tiêu thụ một lượng muối cao hơn so với lượng muối do WHO khuyến cáo. Cụ thể 60% người dân sử dụng ít hơn 5 gam một người một ngày (hay một thìa cà phê).

Theo ông Jeffery Kobza, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

WHO ước tính, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong.

WHO khuyến cáo, trẻ em từ 2 đến 15 tuổi nên ăn ít muối hơn so với lượng muối khuyến cáo cho người lớn. Trẻ em cần điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhận định, giảm lượng muối ăn là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho các quốc gia trong việc cải thiện sức khỏe người dân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Việt Nam nên lên kế hoạch đưa điều tra khẩu phần muối vào vào điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vào năm 2015 để có số liệu đầy đủ về sử dụng muối.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo, mỗi ngày, một người chỉ nên ăn 5 g muối.

Con số này bao gồm cả lượng muối chứa sẵn trong thực phẩm, vì vậy nên chú ý lượng nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. Riêng người bị tăng huyết áp chỉ nên ăn khoảng 2 g muối/ngày, liều lượng này còn tùy thuộc vào huyết áp đo được và tình trạng tim mạch trong từng thời điểm.

GS - TS Nguyễn Lân Việt - nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Giám đốc Ban quản lý Dự án phòng, chống tăng huyết áp cho biết, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh tăng huyết áp của Việt Nam ngày càng cao là do thói quen ăn mặn của người dân.

“Ăn mặn khiến cho khối lượng tuần hoàn máu gia tăng, làm tăng áp lực lên thành mạch, kéo theo tăng huyết áp. Lâu ngày sẽ kéo theo sự gia tăng các biến chứng do tăng huyết áp như đột quỵ, bệnh tim mạch” – GS Việt nhấn mạnh.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Gần 700 người chết do ngộ độc thực phẩm

Đó là số người chết tại Việt Nam do ngộ độc thực phẩm tính từ đầu thế kỷ này. An toàn thực phẩm vẫn còn liên tục bị đe dọa, là một vấn đề bức xúc lớn của xã hội. Quản lý chất lượng thực phẩm tiêu dùng trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm